| Hotline: 0983.970.780

Vườn cây ăn quả của dân thiệt hại nặng, ngành chức năng Hưng Yên vô cảm?

Thứ Tư 05/07/2017 , 08:15 (GMT+7)

Nông dân trồng cam, bưởi, nhãn ở xã Tứ Dân cho rằng, kết luận kiểm tra của Sở TN-MT tại nhà máy gạch Royal Việt Nam không khách quan, không phản ánh đúng thực tế...

13-53-55_royl-cm1
Bà Dung xót ruột khi 2 năm qua, vườn cam 1,5 mẫu của bà không cho thu hoạch

Hàng trăm người trồng cam, bưởi, nhãn... xung quanh khu vực nhà máy của Cty CP Đầu tư Royal Việt Nam (thôn Thọ Bình, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) cảm thấy uất ức, tức tưởi khi những thiệt hại to lớn về mùa màng diễn ra suốt hai năm qua, nhưng cơ quan chức năng từ huyện lên tỉnh vẫn thờ ơ, vô cảm khi không điều tra, làm rõ nguyên nhân.
 

Xã nghi do nhà máy gạch Royal Việt Nam

Theo ông Nguyễn Quang Được, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dân, sáng 16/1/2017, xã nhận được điện thoại của ông Lê Đình Tốt, trưởng thôn Thọ Bình báo cáo về việc diện tích cây cam canh, cây nhãn và cây trồng khác thuộc xứ đồng Bờ Quanh giáp với nhà máy gạch Royal bị táp lá, làm khô rụng lá. UBND xã đã kiểm tra xác minh sự việc và kết luận: “Diện tích cây cam canh, nhãn, bưởi và các cây trồng khác bị táp và héo gây rụng lá là có thật. Lý do bị táp lá có thể là do khí thải của nhà máy sản xuất gạch gây ra”.

Chiều 17/1, UBND xã đã mời lãnh đạo của Cty Royal lên làm việc để xác định nguyên nhân và trách nhiệm. Tuy nhiên, phía nhà máy không thừa nhận.

Ngay lập tức, UBND xã Tân Dân đã có báo cáo gửi UBND huyện Khoái Châu, Phòng TN-MT, Phòng NN-PTNT huyện Khoái Châu, đồng thời đề nghị huyện giải quyết ngay một số sự việc. Một là xác định cụ thể nguyên nhân gây táp lá cây trồng của các hộ nông dân ở thôn Thọ Bình. Hai là đề nghị UBNB huyện, Phòng TN-MT huyện Khoái Châu có báo cáo đề nghị Sở TN-MT tỉnh về, lấy mẫu giám định việc khí thải của nhà máy gạch Royal có thể gây ảnh hưởng đến việc táp lá cây trồng.

Nội dung văn bản cũng nhấn mạnh: “Những đề nghị trên là rất khẩn thiết, quan trọng và cần đánh giá nguyên nhân thiệt hại thật công tâm, khách quan để UBND xã trả lời người dân kịp thời, hạn chế khiếu kiện xảy ra...”. Thế nhưng, sự việc vẫn không có tiến triển.

13-53-55_royl-cm2
Không có tiền đầu tư, nhiều người dân đã chặt bỏ cam, bưởi

Cuối tháng 2, người dân tiếp tục phản ánh về hiện tượng táp lá cây trồng, gây mất mùa. Sáng 1/3, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dân Nguyễn Quang Được đã trực tiếp xuống kiểm tra và tiếp tục xác nhận: “Việc cây nhãn và cây có múi của bà con nông dân ở thôn Thọ Bình bị táp lá, dẫn đến héo lá gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của cây trồng là có thật. Đây là lần thứ hai xảy ra hiện tượng tương tự”.

Theo ông Được, nguyên nhân gây táp lá được nghi là do cột khói khí thải của nhà máy gạch Royal thải ra môi trường, gặp đợt không khí lạnh ngày 28/2 - 1/3 thổi theo hướng đông bắc nên nhiều cây trồng bị táp lá rất nặng. Tổng diện tích trồng cây có múi và nhãn ở khu đồng Bờ Quanh là 9,59 mẫu, trong đó số hộ dân có cây trồng ở khu bờ quanh là 19 hộ. Diện tích bị ảnh hưởng héo chồi, nõn, lá cây khoảng 50 - 60% (tính đến ngày 1/3/2017). 
 

Thanh tra Sở TN-MT Hưng Yên lờ đi?

Sau khi tiếp nhận hai văn bản của Phòng TN-MT (ngày 18/1/2017) và UBND huyện Khoái Châu (ngày 17/3/2017) liên quan đến việc táp lá cây trồng tại vị trí giáp nhà máy của Cty CP Đầu tư Royal Việt Nam, đoàn kiểm tra của Sở TN-MT Hưng Yên đã tiến hành kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đối với Cty.

Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp này không lập kế hoạch triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu và khắc phục các rủi ro, sự cố môi trường theo quy định pháp luật; phạt Cty Royal Việt Nam 90 triệu đồng. Tuy nhiên, tất cả các tiêu chí khác liên quan đến việc xả thải của nhà máy đều cơ bản nằm trong giới hạn cho phép.

13-53-55_royl-cm3
Cty CP Đầu tư Royal Việt Nam ngày đêm nhả khói, bụi ra môi trường

Điều lạ lùng là kết luận kiểm tra ngày 16/5/2017 đối với Cty Royal Việt Nam tuyệt nhiên không hề “đả động” gì về việc xác minh khói, bụi và nước thải có gây hại đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở vị trí tiếp giáp hay không. Bởi vậy, cơ quan chức năng không có cơ sở để yêu cầu nhà máy gạch đền bù thiệt hại hoa màu cho nông dân.

Nông dân trồng cam, bưởi, nhãn ở xã Tứ Dân cho rằng, kết luận kiểm tra của Sở TN-MT tại nhà máy gạch Royal Việt Nam không khách quan, không phản ánh đúng thực tế, thậm chí thờ ơ, vô cảm trước bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Bởi khói, bụi và nước thải của nhà máy đang ngày đêm “đầu độc” môi trường, phá hoại sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, sinh hoạt của họ. Điều này có thể dễ dàng cảm nhận bằng mắt thường, khứu giá, thính giác và xúc giác.

Đặc biệt, theo phản ánh của người dân, trong quá trình thanh tra, đoàn kiểm tra không xuống vùng sản xuất nông nghiệp và tiếp xúc với nhân dân, thậm chí không mời đại diện của UBND xã tham gia.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm