| Hotline: 0983.970.780

Vướng mắc từ cơ sở!

Thứ Sáu 29/08/2008 , 11:15 (GMT+7)

Đây là một trong những lý do giải thích vì sao 15 năm qua hầu hết các tỉnh không triển khai được mô hình khuyến nông nào từ vụ xuân.

Nghệ An tổ chức cho KVN cấp xã xem mô hình dưa chuột tại Nghi Diên

TS Tống Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia nói với chúng tôi: Lâu nay vấn đề hỗ trợ phân bón, giống để thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến ngư ở cả nước đang được đặt lên hàng đầu.

Riêng năm 2008, nguồn kinh phí này từ TW dành cho 6 tỉnh Bắc Trung bộ thông qua 19 đơn vị TW và địa phương để làm mô hình đã lên tới gần 13,2 tỷ đồng, bình quân mỗi tỉnh khoảng 2,2 tỷ đồng. Thế nhưng, do cơ chế tài chính cộng với công tác triển khai mô hình ở cơ sở bị vướng mắc chỗ nọ, chỗ kia nên nguồn ngân sách này được dùng vào việc thực hiện mô hình thường bị chậm, ảnh hưởng một phần đến kết quả hoạt động tại cơ sở. Hàng năm, việc giải ngân nguồn vốn này ở các địa phương đạt tỷ lệ rất thấp (6 tháng đầu năm 2008 mới giải ngân được 35,5% kế hoạch).

Đây là một trong những lý do giải thích vì sao 15 năm qua hầu hết các tỉnh không triển khai được mô hình khuyến nông nào từ vụ xuân. Nguồn vốn còn lại chủ yếu đưa vào các mô hình vụ hè thu và vụ đông nên hiệu quả không được như mong muốn. Để công tác khuyến nông – khuyến ngư phát triển theo hướng ngày càng tích cực và có hiệu quả hơn, tôi cho rằng, cán bộ KN-KN từ TW đến cơ sở cần phải nhận thức lại trong đó phải tập trung mạnh vào công tác huấn luyện, đào tạo và thông tin tuyên truyền. Lâu nay trong khi ở TW chưa thực sự coi trọng vấn đề này lắm thì tại một số địa phương đã chủ động triển khai công tác đào tạo, huấn luyện rất có hiệu quả. Trong đó điển hình là Nghệ An, việc mỗi năm tổ chức cho trên 1 triệu nông dân từ 50 tuổi trở xuống được dự lớp đào tạo khuyến nông là điều rất đáng biểu dương.

Ông Nguyễn Hữu Hơn, Phó giám đốc Trung tâm KN - KL Nghệ An đã cho hay: Tại Nghệ An nhiều năm qua mô hình khuyến nông triển khai ở cơ sở mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, việc nhân rộng mô hình ra các địa phương lại gặp rất khó khăn. Bởi thế, chúng tôi cho rằng muốn nhân rộng mô hình, điều kiện tiên quyết là phải nâng cao hiệu quả hoạt động của khuyến nông viên cấp xã. Ở đâu lực lượng này hoạt động tích cực thì ở đó nhất định mô hình sẽ được nhân rộng rất nhanh.

Nói một cách khác, trong hệ thống khuyến nông 4 cấp hiện nay thì việc có nhân rộng được mô hình KN ra hay không hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ KNV cấp xã. Kinh nghiệm làm mô hình dưa chuột và bí đao ở Nghi Diên (Nghi Lộc), mô hình chỉ triển khai 1-2 ha, sau đó mở rộng ra được 35 ha; mô hình dưa hấu Hắc Mỹ Nhân được khuyến nông huyện Diễn Châu làm tại xã Diễn Phong (vụ xuân 2008 chỉ 2 ha) thế mà vụ hè thu tại huyện Diễn Châu đã nhân rộng ra trên 100 ha (riêng xã Diễn Phong làm 31,2 ha) đều nhờ KNV cấp xã hoạt động rất tích cực và có hiệu quả. 

Ở Nghệ An, sở dĩ mỗi năm chúng tôi tập huấn, đào tạo được cho trên 1 triệu nông dân toàn tỉnh là nhờ áp dụng phương pháp KN tỉnh tập huấn cho KN huyện, KN huyện tập huấn cho KNV cấp xã và KNV cấp xã về tập huấn tiếp cho bà con nông dân tại xã mình. Nhược điểm lớn nhất hiện nay của đội ngũ khuyến nông viên cấp xã đa số có trình độ chuyên môn thấp, bình quân họ chỉ được đào tạo thêm về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ khuyến nông được 7 ngày/năm. Trong khi đó mức phụ cấp lại chỉ dừng lại ở 120.000 đồng/người/tháng, không có chi phí xăng xe khi đi công tác (nhất là các xã miền núi) nên nhiệt tình của họ đã bị hạn chế.

Nhiều đại biểu cho biết nguồn kinh phí từ TW cấp cho hoạt động khuyến nông- khuyến lâm- khuyến ngư tỉnh vừa qua đã bị UBND một số tỉnh dùng để cân đối cắt bớt chi dùng việc khác.

Rất nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của Trung tâm KN-KL Nghệ An. Ông Nguyễn Duy Minh, Phó giám đốc Trung tâm KN Thanh Hoá cho biết: Thanh Hoá hiện có 628 xã có KNV cấp xã. Từ năm 2002 đến 2006, UBND tỉnh khoán mức phụ cấp cho KNV các xã miền núi 3 triệu đồng/người/năm, các xã miền xuôi 2 triệu đồng/người/năm. Từ năm 2007 đến nay mức khoán phụ cấp đã lên 4 triệu đồng/người/năm.

Thế nhưng, ở Thanh Hoá lực lượng KNV cấp xã hoạt động không đều tay. Lý do là KNV các xã miền xuôi thì do Trạm KN huyện quản lý, còn KNV các xã miền núi lại do Phòng NN&PTNT quản lý. Thực tế ở Thanh Hoá đã cho thấy KNV xã do Trạm KN huyện quản lý đang hoạt động có hiệu quả hơn. Bởi thế, ông Minh cho rằng nên sửa NĐ56/CP và Quyết định 37/CP trong đó nên quy định rõ KNV cấp xã phải do Trạm KN huyện quản lý để họ hoạt động có hiệu quả hơn. Ông Trần Đình Phúc, Phó giám đốc Trung tâm KN-KL Thừa thiên Huế cho biết: Công tác KN tại TT-Huế sở dĩ còn có một số hạn chế là do Trạm KN huyện trực thuộc nhiều đầu mối (trực thuộc Trung tâm KN-KL tỉnh, UBND huyện và Phòng NN&PTNT huyện) nên việc chỉ đạo thiếu thống nhất. Ông Phúc cũng đề nghị các Trạm KN-KL huyện nên trực thuộc 1 đầu mối để hoạt động có hiệu quả cao hơn.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất