| Hotline: 0983.970.780

Xâm nhập mặn ở Sóc Trăng diễn biến phức tạp trong những ngày tới

Thứ Sáu 23/02/2024 , 17:44 (GMT+7)

Từ ngày 23-25/2, xâm nhập mặn ở Sóc Trăng diễn ra mạnh và sâu, ngành nông nghiệp ra thông báo khẩn ứng phó, bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các địa phương ven biển chủ động và thường xuyên kiểm tra độ mặn nguồn nước. Ảnh: Kim Anh.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các địa phương ven biển chủ động và thường xuyên kiểm tra độ mặn nguồn nước. Ảnh: Kim Anh.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng, trong tháng 2, trên địa bàn tỉnh có 2 lần độ mặn xâm nhập mạnh và sâu vào các kênh rạch. Cụ thể, lần 1 xảy ra từ ngày 10-12/2 và lần 2 dự báo sẽ bắt đầu từ ngày 23-25/2 tới.

Ông Đỗ Huy Tập, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng thông tin thêm, từ ngày 9-20/2, tình hình mặn xâm nhập trên địa bàn có chiều hướng diễn biến phức tạp và cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Độ mặn đo được lớn nhất tại các điểm ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 0,3-7,2‰.

Ghi nhận thực tế, ngay từ những ngày đầu tháng 2/2024, nồng độ mặn theo sông Hậu xâm nhập gần 50km vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đe dọa đến hoạt động sản xuất của một số vùng trồng cây ăn trái trên địa bàn các huyện Long Phú, Cù Lao Dung và Kế Sách. Điển hình tại huyện Trần Đề, độ mặn cao nhất là 22,4‰, thị trấn Long Phú (huyện Long Phú) là 18,4‰ và thị trấn Đại Ngãi (huyện Long Phú) là 7,7‰…

Tại huyện Long Phú, địa phương nằm ven sông Hậu, nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi mặn xâm nhập sâu.

Ông Lách Phà Rích, Trưởng Trạm Quản lý thủy nông huyện cho biết, vài ngày gần đây, độ mặn trên các sông cao nhất đo được tại bến phà Đại Ân (dẫn từ huyện Long Phú qua Cù Lao Dung) lên tới 12g/l (tức khoảng 12‰).

Hiện toàn huyện Long Phú có trên 30 cống ngăn mặn, trong đó có 14 cống cỡ lớn và 16 cống cỡ nhỏ. Tất cả đều đã được đóng kín để ngăn mặn xâm nhập vào nội đồng. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn đã cử nhân viên trực đo mặn 4 lần/ngày. Đồng thời, số liệu về nồng độ mặn sẽ được cập nhật thường xuyên và thông báo nhanh trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhóm zalo để người dân kịp thời nắm thông tin, theo dõi và có giải pháp sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng (ngồi giữa), kiểm tra công tác phòng, chống hạn, mặn tại huyện Kế Sách và Long Phú. Ảnh: Kim Anh.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng (ngồi giữa), kiểm tra công tác phòng, chống hạn, mặn tại huyện Kế Sách và Long Phú. Ảnh: Kim Anh.

Với những diễn biến phức tạp trên, ngày 21/2, ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác phòng, chống hạn, mặn tại một số địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng khi xâm nhập mặn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Nhã, hiện hoạt động đóng, mở cống ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp của các địa phương địa phương đảm bảo tốt. Vùng trồng cây ăn trái tại huyện Kế Sách được đầu tư hệ thống ao thông thoáng, kèm theo đó là hệ thống tưới phun tự động, đảm bảo tiết kiệm nước tưới cho cây trồng.

Để hỗ trợ các địa phương trong công tác ứng phó với xâm nhập mặn thời gian tới, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật diễn biến mặn tại các sông trên địa bàn để kịp thời thông tin đến người dân. Song song đó, hệ thống cống sẽ được bố trí nhân lực trực 24/24 để điều tiết kịp thời.

Trước đó, ngày 20/2, Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đã ra thông báo khẩn gửi đến ngành chức năng, địa phương trong tỉnh, yêu cầu phối hợp phòng chống hạn mặn.

Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các đơn vị có liên quan tăng cường thông tin về xâm nhập mặn, nguồn nước để người dân nắm, kịp thời ứng phó. Đồng thời sử dụng nước tiết kiệm, có chia sẻ nguồn nước trong hoạt động sản xuất. Các địa phương chủ động kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước vào bơm, tưới. Trong thời gian diễn ra xâm nhập mặn, người dân cần tuân thủ theo hướng dẫn, khuyến cáo của ngành chuyên môn. Riêng ngành chức năng cần vận hành hợp lý các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Giải pháp tích trữ nước ngọt để cung cấp cho ruộng trồng khoai lang tại huyện Cù Lao Dung. Ảnh: VĐ.

Giải pháp tích trữ nước ngọt để cung cấp cho ruộng trồng khoai lang tại huyện Cù Lao Dung. Ảnh: VĐ.

Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 31.000ha sản xuất lúa đông xuân. Để bảo vệ an toàn cho phần diện tích này, trước đó ngành nông nghiệp các địa phương đã vận động bà con nông dân tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất trong khoảng 15 ngày nếu mặn xâm nhập.

Dự báo trong 10 ngày tới, tình hình mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Độ mặn ở các điểm đo ở ven sông Hậu, sông Mỹ Thanh có thể sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 0,1-5‰.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.