| Hotline: 0983.970.780

Nông dân chuyên nghiệp phải là người có nghề

Thứ Năm 23/06/2022 , 08:35 (GMT+7)

Lãnh đạo Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề chia sẻ ý kiến để xây dựng hệ thống nông dân chuyên nghiệp, có nghề, đáp ứng được nhu cầu phát triển chuỗi sản xuất.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (thứ 3 từ phải sang) chủ trì hội thảo giải pháp xử lý môi trường sản xuất lúa - tôm ở vùng ĐBSCL do Trung tâm TKNQG và tỉnh Kiên Giang tổ chức với sự tham gia của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (thứ 3 từ phải sang) chủ trì hội thảo giải pháp xử lý môi trường sản xuất lúa - tôm ở vùng ĐBSCL do Trung tâm TKNQG và tỉnh Kiên Giang tổ chức với sự tham gia của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề. Ảnh: Trung Chánh.

Sau giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam ảnh hưởng rất lớn đến nông dân nói chung và người nuôi tôm nói riêng, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp bà con phục hồi sản xuất sau khủng hoảng.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã có những chia se về giải pháp để xây dựng đội ngũ người nông dân chuyên nghiệp trong thời gian tới.

Giúp nông dân hiểu rõ bản chất kinh tế thị trường

Sau thời gian khủng hoảng do dịch Covid-19 vừa qua, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã có những phương án, chính sách gì để giúp nông dân nuôi tôm khôi phục sản xuất?

Trong bối cảnh hậu Covid-19, có thể thấy mọi lĩnh vực đều gặp khó khăn, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá vật tư tăng cao, thậm chí có mặt hàng tăng gấp hai lần.

Tuy nhiên, để hỗ trợ bà con nông dân, Thủy sản Bồ Đề đã cam kết thực hiện nhiều giải pháp thiết thực. Các giải pháp có thể kể đến là không tăng giá vật tư đầu vào như men, khoáng, sản phẩm công nghệ sinh học Mother Water… và các sản phẩm dịch vụ do chúng tôi sản xuất, cung ứng.

Ngoài ra, Thủy sản Bồ Đề vẫn tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) thực hiện hợp đồng hợp tác công tư (PPP), qua đó mở các lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, tổ chức chuỗi liên kết sản xuất tôm - lúa tại các tỉnh ĐBSCL.

Chương trình này đã giúp tạo ra chuỗi giá trị, các hộ tham gia trong mô hình giảm được tới 75% giá vật tư đầu vào, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao năng suất, chất lượng của các nông sản như lúa, tôm, cua, cá…, từ đó giúp bà con nâng cao thu nhập.

Trung tâm TKNQG và Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề triển khai đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân từ năm 2020 đến nay, giúp nhiều nông dân nâng cao trình độ trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tùng Đinh.

Trung tâm TKNQG và Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề triển khai đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân từ năm 2020 đến nay, giúp nhiều nông dân nâng cao trình độ trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tùng Đinh.

Tầm nhìn và khát vọng của Thủy sản Bồ Đề là gì trong thời gian tới, đặc biệt là với ngành nông nghiệp, với nông dân?

Trước hết, bên cạnh nỗ lực của Thủy sản Bồ Đề, chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Báo Nông nghiệp Việt Nam, đơn vị luôn quan tâm, chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp và bà con nông dân trong suốt thời gian vừa qua.

Trong bối cảnh hiện nay, khát vọng và tầm nhìn của doanh nghiệp chúng tôi là thực hiện tốt hợp đồng hợp tác công tư PPP với Trung tâm TKNQG; đẩy mạnh và mở rộng quy mô thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân”, với mục tiêu chiến lược là xây dựng được hệ thống nông dân có nghề.

Ngoài đào tạo nghề cho nông dân, thông qua đề án này, chúng tôi giúp nông dân hiểu rõ được bản chất của nền kinh tế thị trường là quan hệ hàng hóa và thương hiệu, giúp cho nông dân nhận thức rõ vai trò của mình khi tham gia vào nền kinh tế thị trường.

Khi đó, nông dân đóng vai trò là người công nhân sản xuất ra hàng hoá cung ứng cho thị trường chứ không đơn thuần là chỉ sản xuất ra nông sản như trước đây.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (thứ 3 hàng trên từ trái sang) chứng kiến lễ ký kết chương trình liên kết sản xuất tôm - lúa hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ở khu vực ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (thứ 3 hàng trên từ trái sang) chứng kiến lễ ký kết chương trình liên kết sản xuất tôm - lúa hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ở khu vực ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Theo tôi, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp rất cần có chiến lược hỗ trợ nông dân trong ba lĩnh vực. Đầu tiên là đào tạo tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Sau đó, hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị và cuối cùng là giúp họ đổi mới tư duy, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Đó là nền tảng vững chắc để nông dân từng bước nâng cao năng lực trình độ sản xuất, sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao, số lượng lớn, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…

Đặt nông dân vào trung tâm của sự phát triển

- Vậy theo bà, thế nào là một người nông dân chuyên nghiệp?

Theo quan điểm của tôi và cũng là mục tiêu phấn đấu của Thủy sản Bồ Đề, nông dân chuyên nghiệp phải giỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng thành thạo và có thái độ chuyên nghiệp trong sản xuất. Họ là những người biết định vị nguồn lực, ấn định mục tiêu cụ thể, tổ chức thực hiện theo nguyên tắc và biết quản trị rủi ro.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề (thứ 2 từ phải sang) thăm một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trái vụ sử dụng sản phẩm Mother Water của Thủy sản Bồ Đề tại Hoằng Trường, Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề (thứ 2 từ phải sang) thăm một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trái vụ sử dụng sản phẩm Mother Water của Thủy sản Bồ Đề tại Hoằng Trường, Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ảnh: Tùng Đinh.

Bên cạnh đó, nông dân chuyên nghiệp cũng phải luôn tuân thủ chính sách pháp luật, tham gia sản xuất và ứng xử có trách nhiệm cộng đồng cao, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Dưới góc độ là doanh nghiệp tiên phong thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân”, bà có ý kiến đề xuất gì với tư lệnh nghành nông nghiệp?

Trước hết, với vai trò là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, tôi luôn quan tâm đến các diễn đàn mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì. Tại các diễn đàn quan trọng, Bộ trưởng đã chỉ ra những nút thắt, và ra quyết sách chiến lược cho nền tảng của nền nông nghiệp.

Có thể thấy, Bộ trưởng Lê Minh Hoan luôn ưu tiên quan tâm đến chất lượng, trình độ của lực lượng sản xuất, và luôn đặt nông dân vào trung tâm, là động lực của sự phát triển.

Do đó, tôi mạnh dạn kiến nghị Bộ trưởng về việc nghiên cứu quy hoạch và đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề cho nông dân tham gia trong chuỗi sản xuất cung ứng phục vụ xuất khẩu.

Thời kỳ mới sẽ mở ra cho nông nghiệp gắn với nền kinh tế thị trường. Nông dân chuyên nghiệp là những người có nghề, họ sẽ đóng vai trò công nhân trên đồng ruộng, sản xuất ra hàng hóa cung ứng cho nhu cầu của thị trường, chứ không đơn thuần chỉ sản xuất ra nông sản theo khả năng như trước đây.

Hiện nay, Thủy sản Bồ Đề đang bắt đầu triển khai hỗ trợ nông dân nuôi tôm khu vực phía Bắc đưa sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Ảnh: TĐ.

Hiện nay, Thủy sản Bồ Đề đang bắt đầu triển khai hỗ trợ nông dân nuôi tôm khu vực phía Bắc đưa sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Ảnh: TĐ.

Chính sách cấp chứng chỉ nghề cho nông dân chuyên nghiệp sẽ đảm bảo sứ mệnh cho họ trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0. Theo tôi, việc cấp chứng chỉ cho nông dân chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo cho họ tham gia sản xuất thành công mà còn đảm bảo tính chiến lược trong công tác quy hoạch vùng nguyên liệu. Khi đó, nông dân có chứng chỉ nghề mới được tham gia nuôi, trồng, sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Làm như vậy sẽ đạt được hai mục tiêu quan trọng là không phá vỡ vùng quy hoạch và đảm bảo chất lượng, số lượng phục vụ xuất khẩu, tránh tình trạng sản xuất theo cảm tính, được giá là đua nhau làm, dẫn đến phá vỡ quy hoạch vùng, rồi cung vượt cầu lại giải cứu...

Sản phẩm Bồ đề Mother Water của Thủy sản Bồ Đề được nông dân, các HTX áp dụng vào mô hình nuôi quảng canh và các HTX nuôi tôm công nghệ cao và đánh giá là phù hợp với điều kiện môi trường vùng tôm - lúa, giúp ổn định môi trường trong nuôi tôm, đặc biệt là yếu tố độ kiềm, pH, giúp tăng sức khỏe tôm và giảm tỷ lệ bị thiệt hại.

Qua đó, có tính thích ứng cao với sự thay đổi của thời tiết và biến đổi khí hậu. Đặc biệt là làm thay đổi môi trường nuôi, giúp môi trường vốn bị ô nhiễm nặng nề trước đây được cải thiện, khôi phục lại đáng kể và giúp tôm nuôi khỏe, tăng trọng nhanh.

Xin cảm ơn bà!

(Thực hiện)

Xem thêm
Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất