| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thương hiệu mật ong rừng An Lão

Thứ Tư 10/04/2019 , 10:30 (GMT+7)

Xưa nay, mật ong rừng được khai thác ở huyện miền núi An Lão (Bình Định) đã trở thành đặc sản, nức tiếng không chỉ trong nước mà còn ra cả nước ngoài.

Bởi lẽ, đây là loại mật ong được khai thác từ những khu rừng nguyên sinh, không pha lẫn bất cứ tạp chất nào. Hàng năm, người dân An Lão khai thác được khoảng hơn 2.000 lít mật ong các loại…

Mùa khai thác mật ong rừng ở An Lão.

Để sản phẩm mật ong rừng ở đây vươn xa, UBND huyện An Lão quyết định xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm này.
 

Nỗ lực làm nhãn hiệu

Với quyết tâm xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm “Mật ong rừng An Lão”, UBND huyện An Lão đã thống nhất cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016 theo Nghị quyết 30a để tổ chức hội thảo xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm mật ong rừng An Lão, đồng thời ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng An Lão” trình Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu.

“Việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng An Lão” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong khai thác, chế biến và kinh doanh mật ong có xuất xứ từ huyện An Lão, từng bước đưa sản phẩm “Mật ong rừng An Lão” trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường”, ông Huỳnh Minh Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện An Lão cho biết.

Theo Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng An Lão”, nhãn hiệu “Mật ong rừng An Lão” là nhãn hiệu được đăng ký độc quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam, được áp dụng đối với các cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân có sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng An Lão”, UBND huyện An Lão là chủ sở hữu nhãn hiệu này.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện An Lão là cơ quan được giao trực tiếp quản lý nhãn hiệu và thực thi nhiệm vụ đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “Mật ong rừng An Lão” tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đồng thời quản lý, kiểm soát, sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định.

Cùng với việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “ Mật ong rừng An Lão”, huyện cũng đã ban hành Quy trình khai thác và chế biến mật ong trên địa bàn, nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, góp phần gìn giữ và phát triển danh tiếng, giá trị, hình ảnh thương hiệu cho đặc sản truyền thống của huyện miền núi An Lão.

Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh mật ong có xuất xứ từ huyện An Lão phải thực hiện nghiêm ngặt và đầy đủ các yêu cầu về đặc tính, chất lượng và quy trình khai thác, chế biến sản phẩm mật ong rừng An Lão trong suốt quá trình sản xuất và lưu thông sẽ được cơ quan quản lý xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Mật ong rừng An Lão”. Các hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng An Lão” sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 

Bảo vệ chất lượng

Quy trình khai thác và chế biến mật ong rừng ở An Lão có nhiều công đoạn khá công phu, phức tạp. Tuy nhiên, để sản phẩm mật ong rừng đạt tiêu chuẩn về chất lượng, người khai thác được khuyến cáo phải tuân thủ nghiêm ngặt một số bước quan trọng.

Vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm là thời điểm ong rừng xây tổ, làm mật. Đây là thời vụ mà nhiều người dân ở An Lão vào rừng săn ong lấy mật. Anh Đinh Văn Trang ở xã An Toàn (huyện An Lão), người săn ong chuyên nghiệp cho biết: Khâu chế biến, hay lọc lấy mật ong tinh khiết rất công phu.

Tổ ong sau khi khai thác được phải cắt bỏ phần đầu sáp (dề ong) để loại bỏ nước mưa đọng và tránh không để con ong non dập nát bắn sữa vào mật làm hỏng mật, dùng dao nhọn cắt bánh mật ra từng miếng, cho vào xô hoặc chậu, sử dụng phễu lưới hoặc vải thưa để vắt sáp lấy mật. Mật ong thường được đựng trong chum sành hoặc canh nhựa được đậy kín và cất giữ nơi bóng tối, mát mẽ, tránh ánh nắng.

Đặc biệt, không để mật ong gần nơi có nguồn nhiệt cao như bếp gas, bếp từ, nơi cất giữ các loại thực phẩm có mùi dễ làm cho mật ong hấp thu, nhanh đổi màu, lên men, biến chất và bị chua.

Được biết, hiện nay tại huyện An Lão mật ong chính hiệu có giá giao động từ 300.000 - 400.000đ/lít.

Vắt mật ong rừng An Lão.

Trước đây, Viện Sinh thái học miền Nam đã tạo điều kiện cho cô cán bộ Đoàn xã An Toàn Đinh Thị Nhi (22 tuổi) đi tập huấn tại Ấn Độ để nắm bắt kỹ thuật sơ chế và bảo quản mật ong rừng của nước bạn về truyền bá cho người dân địa phương.

“Ở Ấn Độ người ta cũng sơ chế mật ong rừng bằng phương pháp thủ công, nhưng với lưới lọc chuyện dụng, mắc lưới dày, nên lọc sạch phấn hoa và sáp ong, mật trở nên tinh khiết. Sau đó mật ong được bảo quản trong nhiệt độ ổn định 30 độ C, bởi ở trong nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn mật sẽ đóng đường. Chắc chắn sau khi mật ong rừng An Lão xây dựng thương hiệu sẽ chiếm lĩnh thị trường khắp nơi, bởi nguyên chất lượng của nó đã vượt trội so với mật ong rừng ở nhiều vùng miền khác”, chị Đinh Thị Nhi tin tưởng.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm