| Hotline: 0983.970.780

Xét xử vợ chồng bán phở hành hạ "cô bé mắt trâu"

Thứ Hai 21/01/2008 , 10:35 (GMT+7)

8h sáng nay, nhiều người dân đã đổ về TAND quận Thanh Xuân (Hà Nội) tham dự phiên xử vợ chồng Chu Văn Đức - Trịnh Thị Hạnh Phương. Hơn 10 năm bị hành hạ, cô gái Nguyễn Thị Bình đã phải chịu 424 vết thương.

8h15, chiếc xe chở vợ chồng Đức - Phương đỗ xịch trong sân TAND quận, dòng người quanh tòa xôn xao. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, TAND quận đã đặt hệ thống loa, đưa nội dung phiên xử ra ngoài.

Có mặt từ sớm là bà Hà Thị Bình, em Nguyễn Thị Bình và những người thân của cô ở Vĩnh Phúc. Trong chiếc áo khoác vàng và quần bò, cô bé người làm trông béo hơn. "Giờ em chỉ biết nhờ luật pháp xử lý. Cô chú ấy tội đến đâu thì cứ xử đến đó", Bình nói.

Theo cáo trạng của VKSND quận Thanh Xuân, Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương bị truy tố về tội hành hạ và gây tổn hại cho sức khỏe người khác, với khung hình phạt 2-7 năm tù.

Trong khoảng 10 năm giúp việc, Bình chỉ được nuôi ăn, ở mà không được trả lương. Hằng ngày, Bình phải dậy từ 4h sáng dọn hàng, phục vụ việc bán phở, đến 14h chiều dọn hàng về, sau đó tiếp tục dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo... Ngoài ra, Bình không đươc tiếp xúc nhiều với xã hội, không được học hành, mỗi khi mắc lỗi đều bị chửi mắng, đánh đập.

Phòng xử án chật kín người quan tâm. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo cáo trạng, Trịnh Thị Hạnh Phương khai đã chửi mắng, dùng muôi múc nước nóng hắt vào người, đánh vào tay, đầu Bình; dùng roi tre, thanh gỗ đánh vào người, dùng chân đi sục đá vào mặt, âm hộ Bình. Có lần, bà Phương bắt người giúp việc cởi hết quần áo quỳ dưới trời lạnh nhiều giờ.

Còn Chu Văn Đức thừa nhận, chửi bới, dùng chân tay đá đấm, dùng gậy tre chọc vào đầu ngón chân cái, dùng kìm kẹp vào thịt hai bên mạng sườn, dùng dây điện chập lại vụt vào người Bình.

Ngày 3/12, sau khi giám định, Viện pháp y Quốc gia kết luận, Bình không biểu cảm khi tiếp xúc, toàn thân có 424 vết sẹo, có nhiều vết da sậm màu, hậu quả của tổn thương tụ máu ở da và dưới da... Sức khỏe bị giảm do thương tích gây nên là 34%.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Bình yêu cầu vợ chồng Đức Phương phải trả tiền công giúp việc tính từ khi Bình 16 tuổi (12/8/1999-20/10/2007) mỗi tháng là 300.000 đồng, tổng số tiền là 28,8 triệu đồng.

Tại phiên tòa Phương khai rằng, do nghĩ đánh bằng dây điện chỉ hằn lưng, nên mỗi lần Bình phạm lỗi đều được" ăn" dây điện. "Vài lần sau khi dùng dây điện đánh, lúc cháu đi ngủ tôi có lần mò xem đánh thế có đau lắm không. Tôi chỉ thấy rơm rớm máu", Phương kể.

"Một lần cháu đánh rơi cái thớt vào chân. Khi ấy đang cầm sẵn con dao thái tỏi, tôi đâm vào chân cháu và bảo Mày làm tao đau chân, tao đâm mày xem mày có đau không? Bình bị thương 10 ngày, tôi đã đưa cháu đi băng bó, bôi thuốc. Những ngày sau đó tôi đã khóc rất nhiều", Phương kể lại.

Nghe chính lời bị cáo kể lại hành động dã man, nhiều người tại khán phòng đang đỏ mặt, bỗng bật cười khi bà chủ quán phở kể đến đoạn khóc thương Bình.  

Bị cáo Đức cho rằng, do luôn coi Bình như con trong nhà nên không bao giờ nghĩ tới việc trả công. Việc Bình không được đi học là do em không có giấy khai sinh cũng như "không có khả năng đi học".

Theo lời bị cáo này, do Bình hay đánh nhau, ăn cắp vặt và cãi chủ nên phải... răn đe. Năm 2006-2007 là giai đoạn Bình bị đánh đập nhiều nhất. "Khi Bình mắc lỗi trong lúc phơi quần áo, tôi dùng sào phơi dậm vào chân cháu. Khi đang sửa điện, cháu mắc lỗi, tôi dùng kìm kẹp vào phía sau lưng", Đức khai.

Dừng lại giây lát, vẫn gương mặt khá lạnh lùng, Đức tiếp lời: "Tôi chấp nhận vi phạm pháp luật để đổi lại có đứa cháu biết ăn biết làm như hôm nay". Phía dưới tòa, nhiều người ồ lên, phẫn nộ. Phía trên, một số thành viên Hội đồng xét xử lắc đầu, ngao ngán.

Lời khai của vợ chồng Đức - Phương sáng nay có nhiều mâu thuẫn. Trong khi Phương thừa nhận có đi dép đạp vào mặt Bình, đi sục đá vào chân tay Bình, dùng muôi múc nước trần phở hắt vào người giúp việc nhưng Đức lại nhiều lần khẳng định trước tòa: "Vợ tôi không đánh mà chỉ túm tóc cháu".

Trước thái độ loanh quanh của Đức, Hội đồng xét xử đã nhiều lần phải nhắc lại câu hỏi. Chỉ đến khi, đại diện VKSND đọc lại lời khai của Đức tại cơ quan công an, Đức mới thừa nhận, mình có chứng kiến việc Phương ra tay đánh đập em Bình. Ở phía dưới vọng lên tiếng xì xầm: "Nhận đi cho nhẹ tội".

"Bị cáo nghĩ sao khi cả hai vợ chồng cùng phạm pháp và bỏ con bơ vơ một mình", vị hội thẩm nhân dân đặt câu hỏi.

"Tôi trông chờ vào pháp luật và tình thương. Tôi thấy mọi người phải nghĩ lại...", câu trả lời của Đức bị vị chủ tọa ngắt giữa chừng. Đứng thập thò ngoài cửa ngó vào, ánh mắt của cậu con trai Đức như trĩu nặng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm