| Hotline: 0983.970.780

Xử lý trách nhiệm vụ gần 1ha rừng ngập mặn bị san ủi trái phép

Thứ Bảy 18/03/2023 , 13:08 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ UBND huyện Quảng Điền đề nghị các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân theo đúng quy định trước ngày 25/3.

Gần 1ha rừng ngập mặn của dự án SP-RCC do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư đã bị san ủi trái phép trong quá trình thi công dự án thủy lợi. Ảnh: CĐ.

Gần 1ha rừng ngập mặn của dự án SP-RCC do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư đã bị san ủi trái phép trong quá trình thi công dự án thủy lợi. Ảnh: CĐ.

Ngày 17/3, thông tin từ UBND huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, đơn vị đã có văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến việc thi công trình Nạo vét, gia cố thủy đạo sau cống tại khu vực Hà Đồ, xã Quảng Phước, làm ảnh hưởng đến diện tích rừng ngập mặn dự án Đầu tư phát triển rừng ven biển đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế (SP-RCC).

Theo đó, yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Quảng Điền (chủ đầu tư công trình) tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác thi công làm ảnh hưởng đến 0,72 ha diện tích rừng ngập mặn của dự án SP-RCC do Chi cục Kiểm lâm làm chủ đầu tư.

UBND xã Quảng Phước tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, cũng như trong việc phối hợp bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Giao Phòng Nội vụ hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan tiến hành kiểm điểm và tổng hợp, tham mưu UBND huyện xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan theo đúng quy định trước ngày 25/3/2023.

Trước đó, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin, quá trình thi công dự án nạo vét và gia cố các thủy đạo sau cống thoát lũ kết hợp giao thông, đơn vị thi công đã san gạt, lấp đất trên toàn bộ diện tích 0,72 ha thuộc lô b1, NTK, xã Quảng Phước, làm thiệt hại 864 cây bần chua được trồng từ năm 2018. Đây là rừng thuộc Dự án SP-RCC, do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế làm chủ đầu tư.

Hướng xử lý vụ việc trên, dự kiến sẽ xử phạt vi phạm hành chính đơn vị sai phạm đối với hành vi phá rừng trái pháp luật quy định tại điểm a, khoản 3, điều 20 Nghị định 35 và được sửa đổi theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022, khung hình phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với tổ chức.

Đồng thời, buộc khôi phục tình trạng ban đầu, trồng lại rừng trên diện tích bị thiệt hại.

Xem thêm
Việt Nam - Indonesia hợp tác thúc đẩy an ninh lương thực

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Insdonesia Andi Amran Sulaiman.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.