| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu 2021 dự báo vượt chỉ tiêu

Thứ Năm 30/09/2021 , 17:48 (GMT+7)

Dự báo về khả năng phục hồi sản xuất trong 3 tháng cuối năm, Bộ Công thương nhận định Việt Nam sẽ tận dụng triệt để lợi thế từ các Hiệp định FTA.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chủ trì buổi Họp báo thường kỳ chiều 30/9. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chủ trì buổi Họp báo thường kỳ chiều 30/9. Ảnh: Bảo Thắng.

Trong báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 9 tháng năm 2021, Bộ Công thương nhận định, xuất khẩu năm 2021 tăng trên 10% so với năm 2020, vượt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao là 4-5%.

Lý giải cho sự tăng trưởng này, Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, xuất khẩu trong nước đang tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Cùng với đó, nhu cầu hàng hóa thế giới thường tăng cao vào dịp cuối năm. Một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, gỗ, dệt may, da giày... sẽ có cơ hội tăng trưởng vượt mức.

Xuất khẩu được dự báo tăng, nhưng Bộ Công thương dự báo, Việt Nam vẫn nhập siêu khoảng 2 tỷ USD, chiếm 0,63% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên do bởi chu kỳ nhập khẩu quý IV cũng thường tăng.

Tiền đề cho bức tranh xuất khẩu tươi sáng là chỉ số sản xuất công nghiệp được dự báo tăng khoảng 6% so với năm 2020. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53% vào tốc độ tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,2%.

Với nhóm hàng nông lâm thủy sản, kim ngạch xuất khẩu nhóm này ước đạt 20,1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng mạnh nhất là sắn (67,6% về trị giá), cao su (52,7%), và hạt tiêu (46,9%).

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 69,8 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 27,5% so với năm 2020. Tiếp đến là Trung Quốc, ước đạt 38,5 tỷ USD, tăng 18,3%. Đứng các vị trí kế tiếp là EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một số ngành hàng như nông sản, da giày, may mặc được dự báo tăng trưởng cao trong Quý IV/2021. 

Một số ngành hàng như nông sản, da giày, may mặc được dự báo tăng trưởng cao trong Quý IV/2021. 

Theo đánh giá của Bộ Công thương, hoạt động sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và các tỉnh, thành phía Nam… là các trung tâm sản xuất hàng hóa lớn, có các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp lớn cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, những địa phương này có những thời điểm giãn cách xã hội, khiến sản lượng hàng hóa giảm mạnh, ảnh hưởng lớn tới các chuỗi cung ứng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. 

Từ nửa cuối tháng 9/2021, nhiều tỉnh, thành phố phục hồi sản xuất, nới lỏng giãn cách. Các giải pháp đồng bộ, kịp thời của Chính phủ, cũng như các Bộ, ban, ngành, địa phương giúp tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 tăng 6,5% so với tháng 8. 

Trong những tháng cuối năm, Bộ Công thương tập trung triển khai Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; Tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA; Xử lý tốt vấn đề truy xuất nguồn gốc, bảo đảm chất lượng nông sản của Việt Nam, tăng xuất khẩu chính ngạch; Khai thác cơ hội xuất khẩu sang các thị trường Nam Á, Đông Á bên cạnh những thị trường truyền thống là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Với thị trường trong nước, Bộ cam kết theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền. Ngoài ra, Bộ hứa từng bước mở lại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, các cơ sở, hộ kinh doanh trên cơ sở đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.

Song song với đó là triển khai các chương trình bình ổn, kích cầu như: triển khai thực hiện Chỉ thị tổ chức đón Tết Dương lịch 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần, chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”; Tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với các nhà phân phối, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước ở các địa phương.

"Với tinh thần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội phục hồi sản xuất sau dịch, Bộ Công thương sẽ làm việc chặt chẽ với các đơn vị liên quan như Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bình ổn giá điện vào dịp cuối năm", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.