| Hotline: 0983.970.780

Đa số vụ cháy rừng ở Nghệ An không tìm ra nguyên nhân

Chủ Nhật 05/05/2024 , 16:02 (GMT+7)

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Nghệ An lớn nhất cả nước, có điều rừng càng trải rộng nguy cơ xảy cháy càng tăng cao.

Cháy rừng luôn là nỗi lo thường trực của tỉnh Nghệ An trong những năm qua. Ảnh: Khôi An.

Cháy rừng luôn là nỗi lo thường trực của tỉnh Nghệ An trong những năm qua. Ảnh: Khôi An.

Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ về Hội nghị công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, ngày 5/5 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm tìm hướng tháo gỡ những nút thắt khó nhằn.

Tại đầu cầu Nghệ An, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin: “Toàn tỉnh hiện có trên 15.476 ha rừng trồng thông nhựa, hơn 42.900 ha rừng tre nứa. Do tính chất đặc thù Nghệ An có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, thường xuyên đối diện với nắng nóng, khô hạn kéo dài. Bối cảnh nêu trên dẫn đến nguy cơ cháy rừng trên địa bàn ở mức cao”.

Dịp nghỉ lễ 30/4 Nghệ An ghi nhận đợt cháy rừng nghiêm trọng tại địa phận 2 huyện Thanh Chương và Nam Đàn. Ảnh: Khôi An.

Dịp nghỉ lễ 30/4 Nghệ An ghi nhận đợt cháy rừng nghiêm trọng tại địa phận 2 huyện Thanh Chương và Nam Đàn. Ảnh: Khôi An.

Điều này được thể hiện rõ trong đợt nắng nóng vừa qua, một vụ cháy rừng nghiêm trọng đã xảy ra vào lúc 7h ngày 30/4 tại địa phận xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương. Đến khoảng 10h cùng ngày đám cháy đã lan sang xã Nam Thái, huyện Nam Đàn.

Ngay khi nắm bắt thông tin, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở NN-PTNT, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã kịp thời có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, tổ chức phương án ứng phó.

Hơn 1.000 người thuộc nhiều bộ phận đã được huy động để tham gia chữa cháy. Ảnh: Khôi An.

Hơn 1.000 người thuộc nhiều bộ phận đã được huy động để tham gia chữa cháy. Ảnh: Khôi An.

Từ tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gần 1.000 người đã được huy động để khẩn trương tham gia chữa cháy. Dù đã nhập cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhưng sự vụ xảy ra giữa lúc nắng nóng cao điểm, kết hợp gió thổi mạnh nên công tác khắc phục gặp muôn vàn trắc trở. Hệ quả “giặc lửa” đã lan rộng trên diện tích hơn 18 ha, làm thiệt hại khoảng gần 6 ha rừng thông, keo.

Đáng nói, nguyên nhân được xác định do người dân đốt, xử lý thực bì trồng rừng dẫn đến cháy lan. Xoay quanh nội dung này, cơ quan Công an huyện Thanh Chương đã làm việc với 4 nghi phạm (1 đối tượng là của chủ rừng, 3 đối tượng là người làm thuê) có liên quan.

Trên thực tế, vấn nạn “cháy rừng” luôn là nội dung hóc búa với tỉnh Nghệ An và ngành lâm nghiệp địa phương suốt thời gian qua. Riêng năm 2023 tỉnh này ghi nhận 14 vụ cháy, phải điều động hơn 2.700 người tham gia ứng phó… Kết quả điều tra, xác minh không dễ, đến nay mới xử lý 1 vụ, 2 vụ đang đang xử lý, 12 vụ còn lại chưa tìm được nguyên nhân gây ra cháy rừng.

Nghệ An có nhiều diện tích trồng thông, keo, kết hợp với khí hậu nắng nóng đặc thù, vô hình trung làm tăng cao nguy cơ xảy cháy.

Nghệ An có nhiều diện tích trồng thông, keo, kết hợp với khí hậu nắng nóng đặc thù, vô hình trung làm tăng cao nguy cơ xảy cháy.

Nghệ An đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng để tiến hành thu dọn thực bì dưới tán rừng (vùng trọng điểm cháy), làm đường băng cản lửa, mua sắm máy thổi gió, lắp đặt hệ thống camera, xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng...

Đồng thời xem xét chủ trương duy trì biên chế cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách (không tinh giảm) theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 13-CT/TW về việc “Xây dựng lực lượng Kiểm lâm đủ mạnh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.