| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu hải sản có thể đạt 3,5 tỷ USD

Thứ Tư 27/02/2019 , 14:05 (GMT+7)

XK hải sản đang chiếm một tỷ trọng lớn trong XK thủy sản. Nếu gỡ bỏ được thẻ vàng IUU, XK hải sản có thể đạt mốc 3,5 tỷ USD trong năm nay.

15-36-12_xk_hi_sn
Đưa hải sản lên bờ ở Gò Công (Tiền Giang)

Theo VASEP, trong năm 2018, XK hải sản đạt 2,982 tỷ USD, tăng 8,2% so với 2017 và chiếm 33,9% tổng giá trị XK thủy sản. Ngoại trừ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ giảm 10% giá trị XK so với 2017, các nhóm hàng hải sản quan trọng đều tăng trưởng: cá các loại khác đạt 1,434 tỷ USD, tăng 8,1%; cá ngừ đạt 652,905 triệu USD, tăng 10,1%; mực và bạch tuộc đạt 672,308 triệu USD, tăng 8,3%; cua ghẹ và giáp xác khác đạt 134,257 triệu USD, tăng 14,1%.

Một điều đáng chú ý là thẻ vàng IUU đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng giá trị XK hải sản năm 2018. Cụ thể, XK các sản phẩm hải sản (trừ cá ngừ) sang EU đều giảm từ 4-20%. XK cá ngừ sang EU trong năm 2018 vẫn tăng 11,5% so với năm 2017, tuy nhiên mức tăng trưởng này chỉ bằng ½ mức tăng trưởng của năm 2017 so với 2016 (tăng 23%).

Chính vì vậy, việc gỡ bỏ thẻ vàng IUU có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng XK hải sản năm 2019. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, PCT VASEP, nếu gỡ bỏ được thẻ vàng IUU và vượt qua được một số thách thức khác, trong năm nay, giá trị XK hải sản có thể tăng 17% và lần đầu tiên đạt mốc 3,5 tỷ USD. Bởi về nhu cầu thị trường, vẫn đang khá thuận lợi đối với các nhóm hàng hải sản chủ lực.

Đáng chú ý nhất trong năm nay sẽ là mặt hàng cá ngừ. Mặt hàng này còn nhiều dư địa để đẩy mạnh XK. Do đó, các DN cần tăng cường NK cá ngừ nguyên liệu, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do vừa ký kết, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Nếu làm tốt những việc ấy, XK cá ngừ năm nay có thể tăng trưởng ngoạn mục và lần đầu tiên chạm mốc 1 tỷ USD. Các nhóm hàng quan trọng khác tiếp tục giữ được mức ổn định hoặc tăng nhẹ. Cụ thể, XK cá biển khác dự kiến đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7%; XK mực, bạch tuộc đạt 750 triệu USD, tăng 8%; còn XK hải sản khác đạt 250 triệu USD.

Về thị trường, 2 thị trường quan trọng nhất của hải sản Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc. XK hải sản sang Nhật Bản dự kiến sẽ đạt khoảng 900 triệu USD, tăng 27% so với năm 2017. Cá biển và surimi tiếp tục là những mặt hàng chủ lực XK sang Nhật Bản bởi đang chiếm 70% giá trị XK hải sản sang thị trường này và có đà tăng trưởng mạnh trong năm 2017 (tăng 40%).

XK hải sản sàng Hàn Quốc dự kiến cũng tăng 27% nhờ những ưu đãi từ VKFTA và đạt khoảng 600 triệu USD trong năm nay. Mực và bạch tuộc là nhóm hàng chủ lực XK sang Hàn Quốc, dự kiến sẽ đạt 350 triệu USD (tăng 30%), tiếp đó là cá biển khác đạt 230 triệu USD (tăng 20%).

Tại thị trường Mỹ có thể đẩy mạnh XK cá ngừ lên thêm 20% để đạt 280 triệu USD, đồng thời tăng XK cá biển thêm 15% để đạt 140 triệu USD và gia tăng XK mực, bạch tuộc, cua ghẹ… Dự kiến XK hải sản sang Mỹ trong năm nay có thể đạt 480 triệu USD, tăng 10%. Thị trường ASEAN cũng có thể đạt 480 triệu USD, tăng 18%, với các sản phẩm chủ lực là cá biển (300 triệu USD), cá ngừ và mực, bạch tuộc. Thị trường EU có thể đạt 420 triệu USD, tăng 8%, trong đó, cá ngừ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất với giá trị dự kiến là 200 triệu USD (tăng 25%).

Để đạt các mục tiêu như trên, ngoài nỗ lực thoát khỏi thẻ vàng IUU, bà Nguyễn Thị Thu Sắc cho rằng, DN cần phối hợp với ngư dân tham gia chuỗi sản xuất để đảm bảo chất lượng sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm khai thác. Ngoài ra, DN nên gia tăng NK nguyên liệu hải sản hợp pháp để gia công/chế biến XK theo hướng có chọn lọc đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo đạt giá trị XK cao; chủ động mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào thị trường EU và một số thị trường chính khác; đẩy mạnh sản xuất hàng GTGT, hàng chất lượng cao để tăng giá trị. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm XK sang các thị trường VN đã ký các FTA (Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, các nước tham gia CPTPP), nhằm tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.