| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trở lại 'lợi hại hơn xưa'

Thứ Tư 16/11/2022 , 13:00 (GMT+7)

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng khi nước này vẫn đang duy trì 'Zero Covid' đã góp phần không nhỏ vào thành công của ngành thủy sản.

catrahv

Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam. Ảnh: Thanh Sơn.

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất và là thị trường “tỷ đô” của thủy sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt mức cao nhất trong lịch sử năm 2019 với trên 1,2 tỷ USD, qua đó đưa thủy sản vào top 3 mặt hàng có giá trị lớn nhất trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm và xuống dưới mức 1 tỷ USD vào năm 2021. Thủy sản cũng rời khỏi top 3 những mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang thị trường này.

Tuy nhiên, từ đầu 2022 đến nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã có sự tăng trưởng trở lại và  thậm chí "lợi hại hơn xưa". Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm 2021. Với số liệu nói trên, chỉ mất 10 tháng năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã lập kỷ lục mới về giá trị trong một năm, vượt qua kỷ lục cũ được thiết lập năm 2019.

Vì sao xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng rất ấn tượng trong bối cảnh nước này đang duy trì chính sách “Zero Covid”? Trước hết, chính sách “Zero Covid” tuy gây khó khăn ít nhiều cho thủy sản nhập khẩu vào Trung Quốc nhưng cũng khiến cho sản xuất thủy sản nội địa của nước này bị ảnh hưởng lớn, nên thị trường tỷ dân luôn trong tình trạng thiếu hụt thủy sản nguyên liệu để phục vụ nhu cầu nội địa và chế biến xuất khẩu.

Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng rất mạnh trong năm nay. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), 9 tháng đầu năm, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 13,5 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ 2021.

tom xk 2

Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất nhì thế giới. Ảnh: Thanh Sơn.

Trong số những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu mạnh nhất và vượt xa mức tăng trưởng của các thị trường khác.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cũng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng nhập khẩu thủy sản vào Mỹ là 17,3%, Nhật Bản là 11,4% và Hàn Quốc là 20,8%, đều thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc.

Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận định, xu hướng tăng nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc vẫn được duy trì trong quý 3/2022 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022.

Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản nhập khẩu chính vào Trung Quốc có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay. 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 3,77 tỷ USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong tháng 8, Trung Quốc đã chi 680 triệu USD để nhập khẩu tôm, kỷ lục mới về nhập khẩu trong một tháng.

Nhờ Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu mà tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này cũng tăng rất mạnh. Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 8 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 198 triệu USD, tăng 98,5% so với cùng kỳ 2021, tức là tăng gấp gần 2 lần.

TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimexvn nhận định, lượng nhập khẩu tôm của Trung Quốc (khoảng 900.000 tấn) tuy chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ (gần 1 triệu tấn), nhưng trên thực tế, Trung Quốc có thể đang là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới do sản lượng tôm nội địa của nước này cũng lớn trong khi sản lượng tôm nội địa của Mỹ không nhiều.

Trung Quốc tiêu thụ nhiều tôm trên thị trường nội địa và lượng tôm đưa vào chế biến xuất khẩu cũng rất lớn. Do đó, ngành tôm Việt Nam cần xác định rõ ràng về thị trường này để có định hướng đúng đắn về thị trường rất lớn này.

Xem thêm
Xử lý lấn chiếm mặt nước để nhử vẹm trên sông Tắc, sông Quán Trường

UBND TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) chỉ đạo xử lý tình trạng tái lấn chiếm mặt nước để nhử vẹm không đúng quy định trên sông Tắc, sông Quán Trường.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.

Bình luận mới nhất