| Hotline: 0983.970.780

Y Nhữi, một người BarNah nói giỏi - làm giỏi

Chủ Nhật 07/10/2018 , 08:31 (GMT+7)

Nhờ tìm giúp một nhân vật người BarNah điển hình trong việc làm kinh tế giỏi, Hyưng- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã A Dơk (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) không cần suy nghĩ lâu, mà đưa chúng tôi đến ngay nhà Y Nhữi (48 tuổi) ở thôn Piơng.

Một nông dân năng động

Khi chúng tôi đến, có mỗi mình Y Nhữi ở nhà, anh đang cầm cào phơi lúa trước cái sân xi măng rộng thênh thang. Thả cây cào xuống sân, Y Nhữi mời chúng tôi vào nhà uống nước. Căn nhà theo kiểu biệt thự được xây từ năm 2011, trị giá trên 500 triệu đồng khang trang, gọn gàng. Trên tường phòng khách treo la liệt những bằng khen, giấy khen từ cấp xã đến huyện, tỉnh, các Bộ ngành, có cả bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì "Đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và xây dựng nông thôn mới..." năm 2013.

10-02-51_phn_thuong_1
 

Rót nước mời khách, anh cho biết: Với 5 sào lúa nước, gia đình anh đủ gạo ăn quanh năm. Ngoài ra, vợ chồng anh còn có 2ha cà phê, 150 trụ tiêu, chuồng lợn luôn có từ 5 - 6 con nái... Thu nhập bình quân (trừ chi phí), gia đình anh có được trên 200 triệu đồng mỗi năm.

Ban đầu Y Nhữi nuôi lợn thịt, sau đó nuôi lợn nái. Từ một nái, nâng dần lên 5 - 6 nái. Đây cũng là nguồn thu không nhỏ cho gia đình anh. Anh cho biết: Không như đồng bào nuôi lợn thả rông, tự đi kiếm ăn, nuôi lợn nái khó hơn rất nhiều. Từ khâu chuồng trại, vệ sinh, cho ăn, rồi thức đêm theo dõi bệnh tật... "Trồng cà phê, hồ tiêu, nuôi lợn nái đã giúp tôi và gia đình thay đổi suy nghĩ rất nhiều trong cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình", anh chia sẻ.

Từ nguồn thu nhập trên, anh chị đã nuôi năm người con ăn học nên người. Người học thấp nhất đến lớp mười một. Hiện hai người con đã có gia đình, còn lại ba người thì một người học Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh đã đi dạy, còn hai con đang theo học đại học, đứa nào cũng học giỏi cả.
 

Nhiệt tình

Xã A Dơk có 10 thôn làng (8 thôn người đồng bào BarNah, 1 thôn đồng bào J'rai và 1 thôn người Kinh). Xã có 1.300 hộ với 6.050 nhân khẩu. Tuy đã đạt được 13 tiêu chí Nông thôn mới nhưng A Dơk vẫn còn là xã vùng 3 với rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao...

10-02-51_y_nhui_dng_chm_soc_vuon_c_phe
Y Nhữi đang chăm sóc vườn cà phê

Theo Hyưng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã thì tuy tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhưng cũng có không ít những hộ là đồng bào dân tộc thiểu số năng động, biết vượt khó, thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu. Y Nhữi là một điển hình trong số những hộ như trên. Tuy thu nhập chưa thuộc diện dẫn đầu trong xã, nhưng trong nhiều năm liền, Y Nhữi luôn được bầu chọn là nông dân tiêu biểu các cấp, là "Nông dân Việt Nam xuất sắc" trong nhiều năm...

Y Nhân - người cùng thôn cũng là một điển hình. Cũng đất ruộng, đất vườn không kém Y Nhữi, nhưng cái nghèo, cái đói cứ rình rập quanh ngôi nhà của Y Nhân hết năm này đến năm khác. Thấy vậy, Y Nhữi thường xuyên đến chơi nhà Y Nhân, trò chuyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Y Nhân cho biết: "Mấy lần đầu, nó đến nhà mình nói chuyện làm ăn, mình không thích, bởi vì những điều nó nói trước giờ dân làng ít ai làm. Nhưng nó nói nhiều lần, thấy có lý, lại thấy nhà nó cũng làm như thế mà giàu lên nên mình tin. Ban đầu mình trồng thử một ít cà phê. Nó dạy mình cách đào hố, cách trồng, chăm sóc, bón phân... đến khi thu hoạch thì hái như thế nào cho khỏi gãy cành... Mình thấy cà phê bán được nhiều tiền nên mạnh dạn trồng hẳn một hécta trong vườn. Lúa ngoài ruộng thì cũng nhờ nó bày cách chăm sóc bón phân nên năng suất cao hơn, đủ ăn quanh năm. Gia đình mình hết nghèo từ đó. Mình biết ơn nó lắm!".

Không chỉ có Y Nhân mà trong thôn, trong xã cũng có rất nhiều người được Y Nhữi giúp đỡ nên đã thoát được cái nghèo. Giờ nhắc đến Y Nhữi, ai cũng yêu quý, cũng dành cho những lời nói, tình cảm tốt đẹp nhất...

10-02-51_ngoi_nh_khng_trng_cu_y_nhui
Ngôi nhà khang trang của Y Nhữi

Y Nhữi không chỉ biết làm giàu cho gia đình, mà anh còn biết chia sẻ kinh nghiệm thoát nghèo, vươn lên làm giàu với nhiều hộ khác trong thôn, trong xã.

"Mình đã từng nghèo khổ, thậm chí thiếu đói nên mình hiểu hoàn cảnh của những người nghèo trong thôn, trong xã. Đất có, nước có, nhưng do nhiều người chưa có kinh nghiệm, cũng không ít người do lười lao động nên mới thiếu cái ăn, mình phải chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ họ biết cách làm ăn để thoát cái nghèo...", Y Nhữi cho biết.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm