| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái triển khai thí điểm mô hình 'Bình dân học AI'

Thứ Ba 10/10/2023 , 14:17 (GMT+7)

Sáng ngày 10/10, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 và triển khai thí điểm mô hình 'Bình dân học AI'.

Chủ đề Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 là “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị” và các hoạt động tập trung vào việc tạo lập, số hóa, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới trong hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp. 

Chủ đề Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 là 'Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị'. Ảnh: Thanh Tiến.

Chủ đề Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 là “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”. Ảnh: Thanh Tiến.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Vũ Thị Hiền Hạnh cho biết, tỉnh Yên Bái đã và đang quyết tâm thực hiện chuyển đổi số toàn dân, toàn diện. Chính quyền số được triển khai rộng khắp, góp phần cải thiện hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, kinh tế số từng bước phát triển, đóng góp ngày càng quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xã hội số được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin, dịch vụ, tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.

Với những sự nỗ lực chung, chỉ số chuyển đổi số (DTI) tỉnh Yên Bái tăng mạnh qua từng năm, đến hết năm 2022, chỉ số Chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái xếp hạng 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 25 bậc so với năm 2020 (riêng năm 2022, tăng 12 bậc so với năm 2021).

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tiến.

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tiến.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chuyển đổi số ở tỉnh Yên Bái vẫn còn những hạn chế vềhận thức và kỹ năng số cơ bản của một bộ phận cán bộ và người dân. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực phục vụ chuyển đổi số chưa đáp ứng yêu cầu. Vấn đề về tạo lập, số hóa, cập nhật, kết nối cơ sở dữ liệu còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Mức độ ứng dụng công nghệ số của người dân, doanh nghiệp vào thực tiễn cuộc sống còn chưa cao...

Tại lễ hưởng ứng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái đã triển khai thí điểm mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh. "AI" hay được gọi là trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI giúp mô phỏng được những suy nghĩ, khả năng học tập, cư xử… của con người áp dụng cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính.

Bước đầu sẽ triển khai thí điểm mô hình trong thời gian 6 tháng (từ 10/2023 đến hết tháng 3/2024). Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Yên Bái dự kiến mở 24 lớp với số lượng người tham gia học tối thiểu là 500 người. Nội dung học tập trung vào các chủ đề tổng quan về AI; các công cụ AI xử lý văn bản ChatGPT, Bard, LlaMA; xây dựng video clip giới thiệu sản phẩm đa ngôn ngữ với AI; ứng dụng AI để chạy quảng cáo tới người nước ngoài; vẽ tranh, trang trí nhà cửa, văn phòng với AI…

Các đơn đơn vị như VNPT Yên Bái, Viettel Yên Bái; các tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã đã ký kết hợp tác phát triển dịch vụ, sản phẩm số. Ảnh: Thanh Tiến.

Các đơn đơn vị như VNPT Yên Bái, Viettel Yên Bái; các tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã đã ký kết hợp tác phát triển dịch vụ, sản phẩm số. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Nguyễn Duy Khiêm, chủ khu nghỉ dưỡng “Niềm mơ Campsite” ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn cho biết, việc triển khai những lớp học này là rất cần thiết bởi AI mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống cũng như trong công việc. Sử dụng AI có thể học tập, làm việc, tiếp cận được khách hàng và tạo ra doanh số bán hàng thực sự, giúp cho hiệu quả công việc tăng lên một cách đáng kể mà thời gian làm việc lại được rút gọn rất nhiều, tạo ra nhiều kết quả tích cực.

Nhân dịp này, các đơn vị như VNPT Yên Bái, Viettel Yên Bái, các tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã đã ký kết hợp tác phát triển dịch vụ, sản phẩm số.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’

Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.