| Hotline: 0983.970.780

24 công trình cấp nước cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Bảy 15/10/2016 , 13:20 (GMT+7)

Hiện nay, Sóc Trăng có 938 hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ 313 giếng khoan với kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng, số kinh phí còn lại gần 25 tỷ đồng (do nhiều hộ không đủ điều kiện thực hiện giếng khoan)...

09-53-38_dscn2899
Niềm vui của chị Thạch Pha Ly ở ấp Giồng Giữa, xã Lịch Hội Thượng (Trần Đề, Sóc Trăng) được nhà nước hỗ trợ lắp đồng hồ nước, kéo ống và bể chứa nước cung cấp nước sạch sinh hoạt
 

Theo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2016, tổng vốn phân bổ cho các địa phương thực hiện chương trình 135 của tỉnh Sóc Trăng là 62,332 tỉ đồng để đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ duy tu bảo dưỡng công trình, nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở cho 36 xã và 40/71 ấp đặc biệt khó khăn.

Ông Lý Sóc Kha - Phó Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết: Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hiện nay, Sóc Trăng có 938 hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ 313 giếng khoan với kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng, số kinh phí còn lại gần 25 tỷ đồng (do nhiều hộ không đủ điều kiện thực hiện giếng khoan) được Ủy ban Dân tộc chấp thuận cho tỉnh Sóc Trăng sử dụng để triển khai nâng cấp 24 công trình, mở rộng mạng lưới cấp nước (lắp đồng hồ nước, bể chứa nước) tại các vùng có đông đồng bào DTTS  bị ảnh hưởng xâm nhập mặn và thiếu nguồn nước ngọt, nước sạch sinh hoạt.

“Thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề người dân đã tự phát làm khá nhiều giếng khoan, tình hình xâm nhập mặn tiếp tục dễ dẫn đến không thể sử dụng được nguồn nước này. Các điểm khoan giếng năm nay, nếu không đủ điều kiện thì tạm dừng chuyển sang làm mạng lưới cấp nước. Những hộ dân thụ hưởng chung giếng khoan phải bảo dưỡng để cùng sử dụng”, ông Kha nói.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm