| Hotline: 0983.970.780

An toàn thực phẩm - nhìn từ Pháp

Thứ Tư 24/04/2013 , 09:29 (GMT+7)

NNVN xin giới thiệu bài viết của TS. Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, viết dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm...

NNVN xin giới thiệu bài viết của TS. Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, viết dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) sau chuyến tháp tùng Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu sang thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Rừng của Pháp.  

Bức tranh nông nghiệp và thực phẩm Pháp

Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, mỗi người dân đều lo lắng và ủng hộ nỗ lực của Nhà nước, nhưng VSATTP hầu như không được cải thiện. Vậy đâu là nguyên do, trên thế giới người ta làm thế nào mà VSATTP của họ tốt thế, có phải họ quá phát triển mà chúng ta có biết cũng không học được kinh nghiệm của họ hoặc “tây họ khác mình không học được đâu” như nhiều người thường nói về kinh nghiệm quốc tế.

Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã lựa chọn thăm Pháp trong hành trình học hỏi kinh nghiệm quốc tế, theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Rừng Cộng hòa Pháp (MAAF).

Pháp là một nước có ngành nông - công nghiệp thực phẩm phát triển hàng đầu thế giới, dù với đặc trưng qui mô sản xuất/hộ không lớn so với Úc và Mỹ. Nhưng họ có sự tổ chức tốt, liên kết tốt giữa nông dân với nhau, giữa nông dân và doanh nghiệp.

Năm 2010, ngành chế biến nông sản của Pháp có 13.500 DN với 415.000 nhân công và tổng doanh thu là 147 tỷ euros. Nông nghiệp và chế biến nông sản là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, và Pháp đứng hàng thứ 4 trong các nước xuất khẩu thực phẩm trên thế giới. Những thành tựu của Pháp đạt được là nhờ kinh nghiệm quý báu trong quản lý VSATTP, quản lý chất lượng và hệ thống tem nhãn thân thiện với người tiêu dùng cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm.

Đoàn đến Paris vào sáng 23 tháng 2, thời tiết âm 2 độ, tuyết phủ trắng xóa và có mưa nhẹ ở phi trường Charles de Gaulle, có lẽ ít khi Paris lạnh như thế, như sự thử thách quyết tâm học tập kinh nghiệm của đoàn công tác. Chuyến công tác tại Pháp được thực hiện trong bối cảnh hai nước đang có nhiều hoạt động kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhân dịp Hội chợ Nông nghiệp quốc tế tại Paris (22/2-3/3/2013) và nhằm tìm cơ hội hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.


Tham quan Hội chợ quốc tế nông nghiệp Paris

Đoàn đã có những gặp gỡ trao đổi với các cơ quan của Pháp như Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Rừng, các tổ chức quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lí chất lượng nông sản, quản lí sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp. Rất tiếc đoàn không thể bố trí thời gian đến sớm dự tiệc chiêu đãi của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Rừng của Pháp dành cho đoàn.

Ngày đầu tiên, đoàn đã được phía bạn, ông Jean-Charles Maillard, Giám đốc Vùng châu Á của CIRAD và ông Denis Sautier, cán bộ nghiên cứu CIRAD, dẫn đi thăm Hội chợ quốc tế nông nghiệp Pháp ở ngoại ô Paris. Hội chợ quốc tế nông nghiệp Paris lần thứ 50 với hơn 1.000 gian hàng và khoảng 650.000 lượt khách tham quan/kì hội chợ.

Hội chợ đã trưng bày các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Pháp (công nghệ, giống cây trồng và vật nuôi, nông sản chế biến, các sản phẩm đặc sản…) và sự tham gia của các thể chế quản lý ngành (các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu, các tổ chức dịch vụ công hỗ trợ sản xuất nông nghiệp…). Hội chợ là một hình ảnh thu nhỏ của ngành nông – công nghiệp thực phẩm Pháp.

Chúng ta có thể thấy tại hội chợ các gian hàng, được trình bầy theo chuỗi, của các doanh nghiệp, hiệp hội, HTX, nghiệp đoàn của toàn bộ chuỗi nông nghiệp – thực phẩm, theo cách tổ chức từ trang trại đến bàn ăn. Bên cạnh đó, các vùng của Pháp, cũng tổ chức các gian hàng của từng vùng, để quảng bá sản phẩm của họ, cơ hội đầu tư, liên doanh, liên kết.

Có một khu, dành riêng cho các cơ quan Nhà nước, tư nhân, phi chính phủ, từ nghiên cứu đến quản lí, phát triển trình bầy sản phẩm và hoạt động của mình cho công chúng. Nhưng khu vực ẩm thực luôn nhộn nhịp nhất, với những khu cho trẻ em tìm hiểu các món ăn và những nhà hàng cho khách tham quan thưởng thức đặc sản của Pháp.

Cách tổ chức Hội chợ Paris thật ấn tượng, cho thấy tư duy quản lí ngành nông nghiệp - thực phẩm của Pháp rất rõ ràng: i) theo chuỗi sản phẩm từ trang trại tới bàn ăn; ii) liên kết chặt chẽ theo vùng; iii) các nghiệp đoàn nông dân rất mạnh là cơ sở liên kết nông dân – doanh nghiệp và là chủ thể thực sự của ngành nông nghiệp – thực phẩm; iiii) thương hiệu mạnh gắn với sở hữu trí tuệ, dịch vụ công minh bạch và đưa thực phẩm Pháp đến công chúng và đối tác quốc tế, là cầu nối giữa sản xuất và thị trường.

Từ hội chợ, có thể thấy toàn cảnh hệ thống sản xuất nông nghiệp Pháp được tổ chức đa dạng tùy thuộc vào lĩnh vực và loại sản phẩm, bao gồm doanh nghiệp nông nghiệp, hộ nông dân, hợp tác xã, nghiệp đoàn sản xuất, hiệp hội nghề nghiệp, công ty tư nhân. Hệ thống phân phối của Pháp cũng đa dạng bao gồm các hệ thống siêu thị, shop bán lẻ trong khu dân cư, chợ truyền thống tại một số khu vực tại Paris và các thành phố…

Buổi trưa, Tổng giám đốc Viện nghiên cứu CIRAD, cán bộ cao cấp Viện nghiên cứu INRA; ông Fabrice Dreyfus, cố vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Rừng của Pháp và nhiều cán bộ của Pháp tiếp ăn trưa ngay tại hội chợ và bàn về tổ chức chuyến thăm, hợp tác trong tương lai, bữa ăn rất chân tình, hữu nghị và sự đón tiếp của bạn thật nồng hậu.

Ngày thứ hai, Paris rét hơn và mưa, có tuyết, đoàn công tác quay lại Hội chợ quốc tế nông nghiệp Paris để làm việc với Cơ quan quốc gia về quản lý chất lượng và an toàn (ANSES) của Pháp. Giờ làm việc với phía bạn là 8h30 mà 9h Hội chợ mới mở cửa, nên mấy bác bảo vệ nhất quyết không cho vào. Chỉ khi lãnh đạo hội chợ can thiệp, vì là đoàn Thứ trưởng Việt Nam, nên được đặc cách vào sớm.

Tiếp đoàn là ông Tổng giám đốc của ANSES, Dr. Marc Mortureux cùng với bà Ms. Rozenn Saunier, Giám đốc các hoạt động hợp tác EU và quốc tế. Ông Tổng giám đốc cho biết, ANSES – French Agency for Food, Environment and Occupational Health and Safety là một cơ quan của Chính phủ, độc lập với các Bộ, có trách nhiệm đánh giá rủi ro và đối thoại chính sách về các vấn đề sức khỏe của con người liên quan tới thực phẩm và môi trường.

Các bộ ngành của Pháp, không tham gia vào đánh giá rủi ro nông nghiệp – thực phẩm, nếu có nhu cầu, họ có thể gửi đề xuất sang ANSES, các bộ ngành chỉ làm công việc quản lí vệ sinh ATTP, quản lí rủi ro phát hiện bởi ANSES. Sự tách bạch giữa đánh giá rủi ro và quản lí rủi ro, cơ chế minh bạch thông tin là nền tảng cơ bản của nguyên tắc quản lí vệ sinh ATTP của Pháp và châu Âu cũng như nhiều nước phát triển khác.

Đây là điểm rất khác biệt với Việt Nam, Pháp cũng như nhiều nước phát triển ở châu Âu, trên thế giới, có một cơ quan độc lập với các bộ, trực thuộc Chính phủ, trong đánh giá rủi ro về nông nghiệp, thực phẩm. Các hoạt động của ANSES: (i) đánh giá rủi ro trên các giống vật nuôi; (ii) đánh giá rủi ro trên các giống thực vật và sản phẩm bảo vệ thực vật; (iii) đánh giá chất lượng, rủi ro, dinh dưỡng, các đặc tính sản phẩm của thực phẩm; và (iv) kiểm soát các sản phẩm thuốc thú y.

ANSES hoạt động trên cơ sở nguyên tắc tách biệt giữa đánh giá rủi ro (ANSES) và quản lý rủi ro (các bộ ngành), minh bạch thông tin với cộng đồng. Nguyên tắc này khác hẳn với quản lí hiện nay ở Việt nam. ANSES có quyền độc lập trong đánh giá rủi ro, công bố công khai kết quả trên internet, gửi cho các bộ ngành, hiệp hội người tiêu dùng...

Cơ chế này tạo ra tính minh bạch thông tin cho toàn xã hội về rủi ro của thực phẩm, những thông tin này đều được phân tích, nghiên cứu, hội đồng khoa học kết luận trước khi công bố với các cấp độ khác nhau. Ở đây có sự tách bạch giữa nhà khoa học (đánh giá khoa học các rủi ro) và nhà quản lí (xây dựng các phương án quản lí).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm