| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Nông lâm nghiệp làm đổi thay nơi đây

Thứ Sáu 20/03/2015 , 08:35 (GMT+7)

Năm 1997, Bắc Kạn đã xác định; ưu tiên tăng tỷ trọng kinh tế Công nghiệp, giữ vững và ổn định kinh tế nông lâm – ngư nghiệp, dịch vụ… từng bước hình thành phương thức sản xuất theo hướng hàng hoá.

Trồng lúa ngô để xoá đói

Trong sản xuất nông nghiệp, Bắc Kạn đã mạnh bạo đầu tư từ cả 2 phía, đó là nhân lực Khoa học kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp.

Nên chỉ trong giai đoạn ngắn, hàng trăm công trình, hạng mục thuộc lĩnh vực thuỷ lợi đã được đầu tư, góp phần tăng năng lực tưới chắc vụ đông xuân từ dưới 30%trước năm 1997, lên hơn 70% từ năm 2005 đến nay, giúp nông dân chủ động nước tưới trong sản xuất.

Ngoài ra, cắt cử cán bộ khuyến nông, khuyến lâm phải xuống với dân cùng tham gia sản xuất, cùng xây dựng các mô hình cây, con trình diễn. Mỗi cán bộ khuyến nông phải có năng lực truyền thông nâng cao nhận thức cho nông dân về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Các mô hình trước khi đưa ra phổ biến, cán bộ nòng cốt của xã phải là người tiên phong đi trước, làm trước, khi đúc rút kinh nghiệm tốt, mới hướng dẫn để người dân học tập làm theo.

Từ đó, các giống lúa lai, ngô lai từng bước được triển khai đại trà tới các thôn, bản và hộ sản xuất. Ngay từ vụ trồng cây ngô Đông năm 1998, tỉnh đã trích ngân sách thực hiện trợ cước, trợ giá vận chuyển và cả hỗ trợ hạt giống, phân bón, cùng tổ chức các lớp tập huấn cho người dân để giúp nâng cao nhận thức, cách làm.

Cùng với đưa giống mới năng xuất cao vào gieo trồng, việc trồng ngô, khoai và rau màu vụ đông cũng được triển khai rộng khắp, đến năm 2000, người dân Bắc Kạn đã tự cung cấp đủ lượng lương thực, thực phẩm và rau xanh tại địa phương.


Lần đầu tiên sản phẩm nông nghiệp của Bắc Kạn có chỉ dẫn địa lý

Chính sách hợp lòng dân, đem lại thu nhập và ổn định đời sống vật chất cho từng hộ nông dân, như thổi một luồn gió mới giúp nông dân tích cực đua tranh xoá đói, giảm nghèo trên các cánh đồng, thửa đất.

Nhờ tăng vụ gieo trồng, hệ số sử dụng đất nông nghiệp cũng tăng nhanh từ 1,2 lần năm 1997 lên trên 2 lần vào năm 2014.

Sản lượng lương thực có hạt bình quân trên đầu người tăng lên theo từng năm, từ khởi điểm là 280 kg lương thực quy thóc/người/ năm 1997, đã tăng lên 550kg/ vào năm 2014. Những xã có diện tích đất lúa lớn, đã đạt bình quân khoảng 900kg thóc/người/năm.

Từ chỗ phấn đấu đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, sau 3 năm áp dụng khoa học kỹ thuật và giống mới vào sản xuất, hạt lúa hạt ngô của nông dân Bắc Kạn không chỉ đủ ăn, mà đã thành hàng hoá xuất bán về các tỉnh miền xuôi như: Gạo Bao thai huyện Chợ Đồn. Khẩu Lua Lếch huyện Ngân Sơn.

Ngô nếp của các huyện: Na Rì, Pác Nặm, Chợ Mới… từng bước hình thành lên sản phẩm lương thực có hạt uy tín trên thị trường, đem lại nguồn thu ổn định cho nhiều hộ nông dân.


Hồ Ba Bể không chỉ đẹp, còn là nơi cung cấp thuỷ sản lớn cho người dân Bắc Kạn

Không chỉ chú trọng cây lúa, ngô. Một số cây trồng đặc sản của địa phương cũng được nhân rộng từ vài chục ha lên hàng nghìn ha, tạo ra các sản phẩm củ quả đa dạng, có thương hiệu mạnh cùng chỉ dẫn địa lý cụ thể như: Quýt xã Quang Thuận, hồng không hạt huyện Ngân Sơn, miến dong ở các huyện Ba Bể, Na Rì… góp phần đa dạng sản phẩm nông sản hàng hoá của địa phương, giúp nông dân tích cực hình thành mô hình sản xuất theo nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Trồng rừng để xoá nghèo

Trong nhiệm kỳ 2010 đến 2015,Chính quyền Bắc Kạn đã xác định, kinh tế rừng sẽ là mũi nhọn để giúp nông dân xoá nghèotận gốc.

Việc triển khai trồng rừng được đưa vào chỉ tiêu thi đua từ cấp thôn, xã, huyện để tạo ra sức mạnh phong trào. Ban đầu,tỉnh cũng thực hiện chính sách hỗ trợ cây giống, phân bón như trồng lúa, ngô để người dân có sức lao động tích cực trồng rừng.

Do có lợi thế là diện tích đất lâm nghiệp có rừng khoảng 375.000 ha, Bắc Kạn được đánh giá là địa phương có diện tích rừng lớn nhất vùng Việt Bắc.


Quýt Bắc Kạn đem lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ gia đình (ảnh tư liệu)

Bởi từ năm 2000 đến 2010, các công trình thuỷ lợi đã phát huy hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, làm cho nhiều hộ nông dân tự bỏ nghề làm nương rẫy, để đầu tư trồng cây lương thực có hạt tại ruộng đất của mình, nên diện tích đất có rừng của Bắc Kạn đã dần tăng lên thêm khoảng 15%, trong khi diện tích rừng tự nhiên vẫn ổn định.

Cùng với việcđầu tư từ các chương trình, dự án, diện tích rừng của Bắc Kạn ngày càng được trồng mới nhiều hơn. Rừng sản xuất từ hơn 163.000 ha vào năm 2000, đã tăng lên hơn 245.000 ha vào năm 2010. Riên rừng phòng hộ có 94.000 ha năm 2000,cũng đã tăng vọt lên hơn 107.000 ha vào năm 2010.

Tốc độ tăng bình quân hơn 12% về diện tích so với năm 2000, độ che phủ rừng từ hơn 35% vào năm 2000, đã tăng lên hơn 55% vào năm 2010. Tính đến hết năm 2014, Bắc Kạn có hơn 283.000 ha rừng tự nhiên và hơn 60.000 ha rừng trồng mới dưới 5 tuổi. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng của Bắc Kạn đã vượt trên 71% vào cuối năm 2014. 

Vừa trồng mới, vừa tiến hành khai thác tỉa thưa rừng trồng từ những năm trước, đã góp phần nâng tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng lên từng năm. Nếu như năm 2006 sản xuất lâm nghiệp chỉ đạt khoảng 139 tỷ đồng, thì đến năm 2010 đã tăng lên hơn 228 tỷ đồng và đến năm 2014 đã đạt gần 850 tỷ đồng, nghề rừng đã tạo ra hàng triệu ngày công lao động mỗi năm.

Hiệu quả thấy rõ từ kinh tế rừng, người dân cũng tích cực và yêu thích nghề rừng hơn. Trước năm 2000, chỉ có 210 hộ gia đình vay vốn trồng rừng, thì đến năm 2014 đã có 20.947 hộ gia đình, chiếm gần 50% số hộ gia đình tại Bắc Kạn thực hiện vay vốn trồngmới rừng. Do đó, rừng xanh ngày càng phủ kín các nương rẫy, hứa hẹn sẽ góp phần xoá nghèo bền vững cho nông dân của Bắc Kạn trong tương lai gần.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm