| Hotline: 0983.970.780

Báo động sụt lún đất do khai thác nước ngầm

Thứ Ba 18/06/2013 , 09:40 (GMT+7)

Phần lớn diện tích tỉnh Cà Mau báo động có thể nằm dưới mực nước biển trong vài thập kỷ tới.

* Bán đảo Cà Mau lún đất 1,56-2,30 cm/năm

Ngày 17/6, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng, Đại sứ hoàng gia Na Uy Stale Torstein Risa và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đồng chủ trì Hội thảo khoa học Quốc gia về Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1 - Sự lún đất của Bán đảo Cà Mau. Hơn 20 đại biểu lãnh đạo các cơ quan thuộc Văn phòng Chính phủ, các Bộ NN-PTNT, Tài Nguyên - Môi trường, Khoa học - Công nghệ và các nhà khoa học các Viện, trường Đại học; lãnh đạo các tỉnh, thành phố ĐBSCL tham dự.


Hội thảo khoa học về Sự lún đất tại Bán đảo Cà Mau

Báo cáo đánh giá kết quả nghiên cứu khởi đầu từ tháng 5/2012 đến nay của TS Kjell Karlsrud - Giám đốc kỹ thuật Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) kết luận sơ bộ: Sự lún đất do bơm nước ngầm có khả năng là mối đe dọa nghiêm trọng. Phần lớn diện tích tỉnh Cà Mau báo động có thể nằm dưới mực nước biển trong vài thập kỷ tới. Đây cũng là vấn đề chung ở các tỉnh ĐBSCL có điều kiện địa chất tương tự với một lớp phủ đất sét dẻo trên tầng có nước ngầm để bơm.

Hiện nay tỉnh Cà Mau có 109.096 giếng với tổng lưu lượng bơm 373.000 m3/ngày đêm. Với dân số toàn tỉnh hơn 1,2 triệu người, tính ra trung bình tiêu thụ 310 lít/ngày/người, rất cao so với mức trung bình trong nước khoảng 80-120 lít/ngày/người. Đây có thể là nguyên nhân chính gây ra sụt lún, gây mất đất và mực nước biển dâng ở Cà Mau đã tăng lên khoảng 12 cm. Lún không những tác động đến toàn dòng chảy và xâm nhập mặn mà còn làm cho bờ biển dễ bị xói mòn. Hậu quả làm mất đất tự nhiên, rừng ngập mặn suy giảm dẫn đến xói mòn mạnh hơn và dâng sóng khi có bão; tràn ao cá, ao nuôi tôm và ruộng lúa; tăng độ mặn trong kênh rạch và sông; xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước nước ngầm.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu của Viện khoa học địa chất và khoáng sản đồng ý với quan điểm của NGI và đưa ra giả thiết một số yếu tố có thể góp phần gây xói lở, sụt lún ở Cà Mau do khai thác quá mức nước ngầm với tốc độ 1,56-2,30 cm/năm (theo cách tính của NGI) thay vì 1,9-28 cm/năm; hoặc khoảng 110.000 giếng khoan khai thác nước ngầm không phân bố đều trên địa bàn tỉnh mà chỉ tập trung vào một vài nơi ở đô thị. Đó sẽ là nơi có thể xảy ra lún lớn hơn nhiều. Do đó kiến nghị các hạng mục công việc dự kiến như khảo sát địa chất - địa kỹ thuật, thiết lập hệ thống/mạng lưới quan trắc và tính lún như đo áp lực nước lỗ rỗng, thiết lập các mốc quan trắc lún cả trên mặt đất lẫn dưới sâu và quan trắc lún bằng cả công nghệ viễn thám INSAR… là rất hợp lý và cần thiết.

TS Kjell Karlsrud kiến nghị, nếu kết quả xác nhận kịch bản lún là đúng cần có khuyến cáo hành động trước mắt: Ngăn chặn hoặc hạn chế bơm nước ngầm trong tương lai, tìm kiếm các hệ thống thay thế cho nguồn cung cấp nước ngầm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm