| Hotline: 0983.970.780

Bảy đời truân chuyên với ca trù

Thứ Ba 10/08/2010 , 08:55 (GMT+7)

Giữa chốn Hà Thành phồn hoa, vẫn có một gia đình có dòng dõi 7 đời gắn bó với ca trù vẫn ngày đêm bồi đắp và lưu truyền cho thế hệ trẻ môn nghệ thuật dân tộc mang tính bác học này...

Nhóm ca trù Thái Hà
Ngày nay, giữa nhịp sống hiện đại với bao loại hình âm nhạc, ca trù tưởng không còn chỗ đứng trong đời sống. Nhưng giữa chốn Hà Thành phồn hoa, vẫn có một gia đình có dòng dõi 7 đời gắn bó với ca trù vẫn ngày đêm bồi đắp và lưu truyền cho thế hệ trẻ môn nghệ thuật dân tộc mang tính bác học này- đó là gia đình cụ Nguyễn Văn Mùi ở Thụy Khê, Hà Nội.

Hiện nay, gia đình cụ Nguyễn Văn Mùi là một trong những nhóm ca trù nức tiếng đất Hà Thành với nhiều danh ca, danh cầm sáng giá trong từng giai đoạn lịch sử của loại hình nghệ thuật này. Niềm yêu ca trù được truyền nối từ đời này sang đời khác và lưu giữ qua 7 thế hệ.

Vốn là dòng dõi của ca nương Nguyễn Thị Tuyết nổi danh tài sắc dưới triều Nguyễn, cụ Nguyễn Văn Mùi quyết không chịu đập đàn, bẻ phách, bặt lời ca như nhiều người khác. Trong những ngày bĩ cực, ca trù vẫn lặng lẽ chảy, như mạch nước ngầm, bởi sự gìn giữ âm thầm của những người đã “trót mang lấy nghiệp vào thân”. Mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết, cụ lại mời những người “đồng hội đồng thuyền” như nghệ nhân Quách Thị Hồ, Phó Kim Đức… đến nhà, ngồi hát với nhau. Với cụ, ca trù là cuộc chơi tao nhã, lịch lãm mà ở đó, văn chương và âm nhạc quyện hòa làm một, nhịp phách khoan nhặt hòa điệu cùng giọng ca trong vắt, ngọt ngào, luyến láy của ca nương, đã nghe, đã say rồi là không dứt ra được.

Những lần như thế, cụ Mùi đều cho hai con của mình là Văn Khuê, Thúy Hòa ngồi kề bên. Giai điệu ca trù cứ vậy mà thành những thanh âm quen thuộc, dễ nhớ, dễ cảm trong lòng con trẻ từ thuở lên ba, lên năm. Khi Thúy Hòa tròn 12 tuổi, cố NSND Quách Thị Hồ chọn cô là “truyền nhân”, trong nhiều năm liền, cứ vào Chủ nhật, cụ lại đến tận nhà dạy cô hát. Cùng với cha và anh trai mình, Thúy Hòa đã lập nên nhóm Ca trù Thái Hà, với mục đích giản dị là gìn giữ truyền thống của dòng họ.

Trong gia đình, cụ Mùi cầm trống, anh Văn Khuê (con trai cụ Mùi) chơi đàn đáy, còn hai cháu nội của cụ là Oanh và Thảo cầm phách gõ nhịp, luyến láy những bài hát ca trù. Cụ Mùi kể: “Phải “truyền lửa” cho các con cháu hiểu được vẻ đẹp và giá trị của loại âm nhạc này. Dù lịch sử có lúc thăng lúc trầm cũng không thể để mất nó, để mất nó là có tội với tổ tiên”. Còn ca nương Thúy Hòa mắt lấp lánh sáng, thứ ánh sáng của tình yêu với nghệ thuật khi nói về ca trù: “Mẹ tôi kể, ngày tôi còn bé, nằm trong nôi, dù đang khóc, chỉ cần nghe tiếng ca trù văng vẳng bên tai, là tôi im bặt. Hình như tình yêu ca trù đã ngấm vào máu, chảy vào tâm hồn tôi từ lúc ấy, không thể khác được”. Tình yêu ca trù của những người trong nhóm Thái Hà, cứ thế chảy lặng lẽ qua bao nhiêu thế hệ, không mấy người biết. Nhưng viên ngọc quý dù bị vùi trong đêm đen thì vẫn lấp lánh sáng.

Nghệ sĩ Thanh Hoài (áo đỏ) và nghệ sĩ Văn Khê (chơi đàn đáy) đang biểu diễn

Năm 1991, nhà soạn nhạc Tôn Thất Tiết từ Pháp về, mong muốn khôi phục ca trù, đã tìm đến nhóm Ca trù Thái Hà của gia đình cụ Mùi, động viên mọi người tiếp tục giữ nghề. Những chuyến biểu diễn ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Nhật, Thụy Sĩ… của nhóm Thái Hà được đón chào nồng nhiệt.

Năm 1996, ca nương Thúy Hòa được trao giải thưởng Cú sốc âm nhạc của Pháp với đĩa hát ca trù phát hành tại đất nước này với số lượng lên tới 200.000 bản. Tiếng vang của ca trù từ nước ngoài dội trở lại mảnh đất nó đã sinh ra, khiến nhiều người giật mình. Năm 2002, với sự tài trợ của Quỹ Ford, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH - TT - DL) mở một lớp đào tạo ca trù trong vòng 2 tháng. Trở về địa phương, 64 ca nương của lớp học này đã nhen lên niềm hy vọng về một ngày “thái lai” cho ca trù. Nhóm Ca trù Thái Hà đã mang ca trù đi biểu diễn ở rất nhiều nước trên thế giới trong 10 năm qua: Anh, Pháp, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Hà Lan, Nhật... Chương trình biểu diễn của nhóm cũng đã từng được truyền hình trực tiếp trên kênh kênh BBC (Anh) và AFP (Pháp).

Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, chuyên gia hàng đầu về ca trù, chính phần biểu diễn của nhóm ca trù Thái Hà là tư liệu đóng góp vào bộ hồ sơ ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Hiện nay, nhóm ca trù Thái Hà vẫn dành thời gian truyền dạy cho những ai yêu mến ca trù và đi biểu diễn khắp nơi trên thế giới. Đầu tháng 4/2010, tại Trung tâm Văn hoá Pháp L'Espace (Hà Nội), nhóm đã biểu diễn những làn điệu đầy cảm xúc như “Hồng hồng tuyết tuyết”, “Gửi thư”, “36 giọng”… với kỹ thuật chau chuốt và tinh tế trong cách đưa hơi, nhả chữ của các ca nương Thu Thảo, Thanh Hoài, Thuý Hòa... đã quyến rũ thêm nhiều người ngoại đạo với ca trù. Sự quan tâm của đông đảo khán giả đối với ca trù, khiến những ai yêu thích, say mê nghệ thuật ca trù đều ấp ủ hi vọng, ca trù sẽ được hồi sinh và gìn giữ mãi mãi về sau.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm