| Hotline: 0983.970.780

Các nước cộng hòa có xu hướng lánh xa nước Nga

Thứ Năm 14/09/2017 , 13:05 (GMT+7)

Trong số 15 quốc gia từng là thành viên Liên Xô, ngoại trừ Nga, nước lớn nhất và Ukraine, nước thường xuyên xuất hiện trong các bản tin về một loạt bất ổn, rất nhiều nước còn lại ít khi xuất hiện trên truyền thông quốc tế.

Tờ Guardian của Anh điểm qua tình hình của một số trong số 15 quốc gia từng là thành viên Liên bang Xô viết. Ở thời Liên Xô, các quốc gia này được gọi là các nước cộng hòa thành viên. Điều cần lưu ý: đây là các quốc gia có xu hướng lánh xa nước Nga.
 

Azerbaijan

Xuất khẩu dầu mỏ và khí ga tự nhiên giúp Azerbaijan trở thành nước giàu có nhất trong khu vực Caucasus. Tuy nhiên, theo tổ chức Minh bạch quốc tế, nước này cũng có mức độ tham nhũng cao nhất khu vực.

16-45-46_41fc265e-087-4def-983-378d788b0c35-2060x1236
Diễu binh ở thủ đô Baku của Ajerbaijan mừng Ngày cộng hòa (Ảnh: Guardian)

Thời kỳ sau khi Liên Xô sụp đổ, Azerbaijan rơi vào một cuộc chiến với một “người anh em” cùng trong Liên bang Xô viết là Armenia xung quanh các tranh chấp vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh và bị đánh bại. Một hiệp định đình chiến được ký năm 1994 và các lực lượng Armenia kiểm soát không chỉ vùng Karabakh mà còn thêm 1/8 lãnh thổ của Azerbaijan. Các rối ren chính trị ở thủ đô Baku năm 1993 giúp cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Azerbaijan dưới thời Liên Xô là Heydar Aliyev trở lại nắm quyền, gạt bỏ mọi đối thủ chính trị và củng cố quyền lực.

Nền kinh tế Azerbaijan được cải thiện sau khi một thỏa thuận phát triển năng lượng thông qua năm 1994 với một tổ hợp các công ty dầu mỏ lớn trên thế giới, dẫn đầu là hãng BP. Một đường ống dẫn dầu nối Azerbaijan từ vùng lòng chảo Caspian tới các nước phương Tây thông qua ngõ Thổ Nhĩ Kỳ đi vào hoạt động từ năm 2006, tạo ra doanh thu nhiều tỷ USD cho chính phủ. Tháng 8/2003, ông Aliyev ốm nặng, chỉ định con trai Ilam lên làm thủ tướng. Ba tháng sau, Ilham Aliyev đắc cử tổng thống và phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ và EU, lánh xa nước Nga.

Thu nhập bình quân của người dân là hơn 6.200 USD/năm.
 

Litva

Phong trào đòi độc lập vào cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ trước trong số các nước cộng hòa thành viên đã dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô. Các cuộc đàn áp người biểu tình ở thủ phủ Vilnius vào tháng giêng năm 1991 đã thúc đẩy một cuộc đảo chính vào tháng 8. Cuộc đảo chính thất bại nhưng vẫn là bước ngoặt dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Sau khi giành độc lập, Litva “ngó” sang phía tây và rồi gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO vào năm 2004.

Các cuộc bầu cử ở Litva được xem là công khai và minh bạch. Nổi tiếng với các biện pháp cứng rắn, “người đàn bà thép” Dalia Grybauskaitė, trở thành nữ tổng thống đầu tiên vào năm 2009. Dưới trào Dalia Grybauskaitė, kinh tế Litva thoát khỏi suy thoái nghiêm trọng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và cho tới năm 2015 đã tiệm cận các tiêu chuẩn của khu vực Đồng tiền chung châu Âu (eurozone).

Mặc dù quan hệ ngoại giao vẫn giữ thái độ thù địch với Nga, Litva vẫn có mức trao đổi thương mại lớn nhất trong ba nước cộng hòa vùng Baltic, gồm Litva, Latvia và Estonia.

Người dân Litva có thu nhập bình quân khoảng 14.000 USD/năm.
 

Latvia

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Latvia trải qua quá trình chuyển đổi cơ chế sâu sắc, hướng tới các tiêu chuẩn của phương Tây. Nước này tham gia EU và NATO vào năm 2004. Năm 2014 tham gia eurozone.

Cũng như những hàng xóm vùng Baltic, Latvia có quan hệ không mấy êm ả với Nga và tương tự như vùng Crimea, vấn đề người thiểu số Nga ở Latvia và các quyền của họ luôn là vấn đề gai góc đối với chính quyền Latvia. Nhiều người Latvia tin rằng dòng người từ các vùng khác đổ về Latvia dưới Liên Xô là một âm mưu xóa bỏ ý thức về chủ nghĩa dân tộc của người Latvia và văn hóa vùng Baltic và gần đây, các chính sách khuyến khích sử dụng tiếng Latvia thay cho tiếng Nga đã tạo ra nguồn cơn căng thẳng. Latvia, thành viên EU, những năm gần đây nổi lên là một trong những trung tâm dịch vụ tài chính, thu hút dòng tiền từ Nga và các nước cựu thành viên Liên Xô. Một số ngân hàng của Latvia bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là tiếp tay cho nạn rửa tiền.

Thu nhập bình quân đầu người đạt trên dưới 14.000 USD/năm.
 

Turkmenistan

Turkmenistan được xem là một trong những quốc gia tham nhũng và hà khắc nhất thế giới, theo các tổ chức giám sát quốc tế. Nước này cũng sở hữu mỏ khí tự nhiên lớn thứ tư thế giới.

16-45-46_1e78314-5de-4f69-be71-35254dbf450d-2060x1236
Khí tự nhiên là nguồn tài nguyên quý giá của Turkmenistan (Ảnh: Guardian)

Sau khi độc lập vào năm 1991, tổng thống Saparmurat Niyazov xây dựng một đế chế sùng bái cá nhân. Ông ta tự phong mình là Turkmenbashi - có nghĩa là “người cha của dân Turkmenistan”. Ông đặt lại tên các tháng trong năm để vinh danh bản thân và mẹ mình, viết sách hướng dẫn cách sống, cách hành xử trong cuộc sống và bắt buộc đưa vào giảng dạy ở cấp trung học và đại học. Năm 1999, Quốc hội bầu Niyazov làm tổng thống suốt đời và năm 2002, ông này dựng lên một kịch bản bị ám sát để có thể thẳng tay đàn áp các đối thủ chính trị.

Trong những năm 2000, Niyazov thay đổi chính sách giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác để ngăn chặn các ảnh hưởng từ bên ngoài đối với người Turkmenistan. Tổng thống Niyazov đột ngột qua đời năm 2006. Cái chết của ông này có nhiều điểm không rõ ràng.

Gurbanguly Berdymukhamedov, cựu Bộ trưởng Y tế lên thay và chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2007. Cho đến năm 2009, đối tác xuất khẩu khí chính của đất nước là Nga. Tuy nhiên, những tranh cãi về giá cả đã khiến Turkmenistan đổi hướng sang phía Trung Quốc, trở thành nhà cung cấp khí tự nhiên hàng đầu của Bắc Kinh.

Thu nhập đầu người của Turkmenistan là hơn 5.400 USD/năm.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm