| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc cà phê đầu mùa mưa

Thứ Năm 09/06/2011 , 10:31 (GMT+7)

Hiện nay, Nam bộ và Tây Nguyên đang bước vào đầu mùa mưa. Đây cũng là thời điểm bước vào đợt chăm sóc cho cà phê. Việc chăm sóc cây đầu mùa mưa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng cà phê của cả vụ. Vì vậy bà con cần chú ý một số kỹ thuật sau:

Vệ sinh vườn cây

Vườn cà phê cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là những tàn dư cành lá của vụ trước. Đây có thể là nơi ẩn chứa những mầm mống gây bệnh hại khi gặp mưa sẽ phát triển mạnh và gây hại cho cây.

Cắt tỉa những cành vô hiệu nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với những cành nuôi trái.

Tất cả những tàn dư và cỏ dại có thể xử lý bằng việc đốt hoặc chôn vùi cùng với vôi bột.

Đánh bồn

Cà phê thường được bón phân theo gốc. Bộ rễ cây thường tập trung trong đường kính của tán lá. Mặt khác, đất trồng cà phê thường có độ dốc nên phân bón dễ bị rửa trôi trong mùa mưa. Vì vậy cần phải làm bồn. Việc làm bồn cần thực hiện ở tất cả các lần bón phân và không được làm tổn hại tới bộ rễ cây. Thông thường, đường kính bồn khỏang 1,0 – 1,2 mét, mặt bồn thấp hơn 15-20 cm so với mặt bằng của vườn.

Bón phân hữu cơ

Phần lớn cà phê Tây Nguyên được trồng trên đất đỏ Bazan nhưng do sau nhiều năm canh tác nên còn hàm lượng chất hữu cơ thấp. Mặt khác, độ dốc địa hình vùng Tây Nguyên làm cho nước tràn bề mặt quá nhanh, đất mặt bị bào mòn mạnh. Việc bón phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, làm tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất, hiệu suất sử dụng phân bón của những lần bón phân trong mùa mưa tăng lên, qua đó tiết kiệm được chi phí phân bón. Các loại phân bón hữu cơ thường được bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Phân bón hữu cơ vi sinh NaSa Smart sẽ mang lại nhiều tác dụng hơn so với các loại phân bón hữu cơ khác như: cung cấp chất hữu cơ cho đất, bổ sung các chất trung vi lượng cho cây, ngăn ngừa một số tác nhân gây bệnh bởi có các chủng vi sinh vật đối kháng, giảm được 10% lượng phân bón NPK do có các chủng vi sinh vật chức năng (cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali). Lượng bón 300-400 kg/ha/lần bón.

Bón phân NPK

Để tạo ra 1 tấn nhân, cây cà phê cần 34,2kg N + 6,1kg P2O5 + 46,9kg K2O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO kèm theo các chất vi lượng khác. Dinh dưỡng có trong đất và nước mưa không thể đáp ứng đủ, vì vậy, việc bón phân NPK cho cây là điều bắt buộc. Tuy nhiên việc lựa chọn phân bón NPK của một số bà con chưa hợp lý nên vừa lãng phí vừa mất cân đối dinh dưỡng. Ví như trong mùa mưa bà con sử dụng NPK 16-16-8+13S để bón cho cây cà phê thì vô tình đã gây ra lãng phí lân và thiếu kali, trung vi lượng cho cây vì lúc này cà phê đang mang trái nên nhu cầu về lân là rất ít (lân có tác dụng chính là kích thích bộ rễ và phân hóa mầm hoa). Cây cần nhiều đạm để nuôi trái và lớn trái.

Đặc biệt, cây cần nhiều kali để tăng cường vận chuyển các hợp chất quang hợp vào trái và nhân, kích thích trái phát triển đều, chín tập trung vào cuối vụ. Các chất trung vi lượng sẽ tăng cường hút NPK và tăng chất lượng nhân. Vì vậy bà con cần lựa chọn những loại phân bón có hàm lượng kali cao, đạm cao, lân thấp và có trung vi lượng như Cà phê Nuôi trái 16-8-18+7S+B2O3+TE. Lượng bón phân NPK đầu mùa mưa chiếm 30% tổng lượng bón trong mùa mưa, tương đương 300-500 kg/ha Cà phê Nuôi trái 16-8-18+7S+B2O3+TE. Bón phân khi độ ẩm đất đạt khỏang 70-80%, kết hợp với cào nhẹ lớp đất trên mặt bồn để vùi lấp phân. 

BOX: Vào lúc 20h10 ngày 20 tháng 06 năm 2011, đài truyền hình Đăk Lăk kết hợp với Nhà máy phân bón Năm Sao, Viện Nghiên cứu NLN Tây Nguyên và Chi cục BVTV tỉnh Đăk Lăk sẽ thực hiện chương trình tọa đàm trực tiếp với chủ đề "Bón phân cho cây cà phê đầu mùa mưa". Kính mời bà con theo dõi và tham gia chương trình.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất