| Hotline: 0983.970.780

"Chịu ơn" sinh vật ngoại lai: Để quyền lựa chọn cho nông dân

Thứ Hai 29/08/2011 , 09:51 (GMT+7)

Sau khi NNVN đăng tải loạt bài "Chịu ơn sinh vật ngoại lai", rất nhiều bạn đọc đã quan tâm, trao đổi ý kiến. Thực tế từ cơ sở, nhiều ý kiến khẳng định, con tôm thẻ chân trắng (TCT) đang từng bước xác lập vị thế quan trọng ở các vùng trọng kiểm nuôi trồng thủy sản.  

ÔNG TRƯƠNG ĐÌNH HÒE, TỔNG THƯ KÝ VASEP: NĂM 2011, XK TÔM THẺ SẼ ĐẠT GẦN 1 TỶ USD

Các nước XK tôm lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc … đã chuyển mạnh sang nuôi TCT từ nhiều năm nay và họ đã có được chỗ đứng vững chắc, có thị phần lớn trên thị trường TCT thế giới. Hiện nay, TCT đang là một trong những mặt hàng thủy sản phổ biến trên thị trường thế giới. Nó đáp ứng được yêu cầu về tôm cỡ trung và cỡ nhỏ với giá cả phù hợp. Xét trên yếu tố nhu cầu, TCT là giải pháp tốt để bổ sung vào cơ cấu XK thủy sản Việt Nam.

Khoảng 2-3 năm trở lại đây, Việt Nam đã bắt đầu XK TCT. Lúc đầu, các DN chủ yếu sử dụng tôm nguyên liệu NK từ Trung Quốc. Sau đó, các DN bắt đầu thu mua TCT được nuôi ở miền Bắc, miền Trung và gần đây là ở miền Nam. Dù XK chưa lâu nhưng TCT Việt Nam đã thuyết phục được khách hàng nước ngoài. Các thị trường NK tôm đã chấp nhập mua TCT Việt Nam, từ cỡ nhỏ rồi tới cỡ trung, cỡ lớn. Ngay cả các thị trường trước đây chỉ mua tôm sú (tiêu biểu là Nhật Bản), giờ cũng chuyển sang mua TCT của Việt Nam nhằm thay thế dần cho con tôm sú vốn không ổn định về sản lượng và giá cao.

Về sự đa dạng trên thị trường, các sản phẩm từ TCT hiện không kém gì  tôm sú. Trước đây, TCT chủ yếu chỉ XK dưới dạng tôm lột cỡ nhỏ. Bây giờ, TCT đã được XK với nhiều sản phẩm như tôm xẻ, tôm luộc …, do đó đã đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của các nhà NK. Nhờ đó, giá trị XK TCT đang tăng khá nhanh. Năm 2010, xuất TCT đạt giá trị trên 400 triệu USD. Năm nay, ước tính XK tôm nói chung sẽ đạt 1,8-1,9 tỷ USD, trong đó, TCT sẽ đóng góp tới 50% giá trị, tương đương gần 1 tỷ USD.

Hiện nay, nhiều DN đã thành công trong việc nuôi TCT đạt kích cỡ lớn, 30-40 con/kg, thậm chí 25 con/kg. Chất lượng con giống TCT cũng đã cao hơn con giống tôm sú, thời gian nuôi ngắn, ít rủi ro hơn ... Với những ưu thế đó, cộng với nhu cầu cao từ thị trường thế giới, TCT xứng đáng là đối tượng bổ sung quan trọng nhất cho nguồn tôm nguyên liệu phục vụ XK tôm của Việt Nam. Vì thế, vấn đề hiện nay và trong thời gian tới là nên phát triển TCT theo lộ trình như thế nào để giữ được hiệu quả kinh tế, giá trị XK và giảm thiểu rủi ro, chứ không phải là cấm đoán. 

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chi cục trưởng Nuôi trồng thủy sản Bến Tre: Hiệu quả không thua tôm sú 

Cho đến thời điểm này Bến Tre đã phát triển được 1.000 ha nuôi TCT. Hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân không thua con tôm sú và ưu điểm là dịch bệnh ít hơn con tôm sú. Bình quân 1 ha nuôi TCT thu khoảng 10 - 12 tấn, cá biệt có hộ nuôi đạt hơn 20 tấn/ha. Tổng vốn đầu tư bình quân khoảng 50 – 55 triệu đồng/ha, với giá bán bình quân 100.000 đồng/kg thì người nuôi vẫn thu lợi nhuận rất cao.

 Hiện tại Bến Tre cũng đã quy hoạch vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh ở huyện Bình Đại và bắt buộc những hộ nuôi phải thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ NN – PTNT. Đối với con TCT thì chu kỳ nuôi chỉ khoảng 2,5 tháng rất phù hợp cho việc nuôi tôm lấp vụ. Tuy nhiên, TCT là vật nuôi có điều kiện và địa phương đang tập trung theo dõi quá trình phát triển của TCT để kịp thời ứng phó.

Ông Nguyễn Văn Khởi, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng: Cứ hiệu quả kinh tế là họ làm

Tuy nghề nuôi tôm TCT hiện nay còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhưng đối với nông dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và nông dân ở nhiều tỉnh thành khác trong khu vực ĐBSCL nói chung thì giống thủy sản nào mang lại hiệu quả kinh tế thì họ áp dụng. Bằng chứng cho việc này là diện tích nuôi TCT của tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua liên tục tăng, nếu như ở thời điểm năm 2008, tỉnh Sóc Trăng chỉ có khoảng 161ha nuôi TCT thì giờ đây con số này tăng đột biến lên đến trên 1.500ha.

Ngành NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đang tính đến chuyện xin chủ trương đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng và giao thông để đáp ứng đầu vào và đầu ra cho TCT của tỉnh. 

Ông Võ Văn Mỹ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng): Tỷ lệ thiệt hại qua các năm đều giảm

Tôm TCT cho giá trị kinh tế rất cao, với thời gian nuôi ngắn (khoảng 60-75 ngày) là có thể thu hoạch và nông dân có thể thu hồi lại được nguồn vốn. Đặc biệt là giống thủy sản này tỷ lệ thiệt hại qua các năm đều giảm, ví dụ như tại Sóc Trăng trong mùa vụ năm 2008, thiệt hại là 13% nhưng đến năm 2010, chỉ số thiệt hại còn 7%. Hiệu quả kinh tế thấy rõ, do đó ngày càng có nhiều nông dân nuôi TCT thay cho con tôm sú ở những vùng nhiễm bệnh là điều dễ hiểu. 

Ths. Nguyễn Văn Trọng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu NTTS 2: Tôm thẻ chưa ảnh hưởng tới đa dạng sinh học

Tôm TCT có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng hiện nay nó đã được nuôi ở hầu khắp các nước có nuôi tôm trên thế giới. Ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines …, nó đã trở thành đối tượng nuôi chính.

Thực tế nuôi TCT trong những năm qua ở nước ta cho thấy con tôm này phải nuôi ở hình thức công nghiệp, mật độ cao thì mới có hiệu quả kinh tế. Mà nuôi công nghiệp là không cho nước vào ra, do đó khả năng đào thoát của con tôm này từ các ao nuôi ra môi trường tự nhiên là rất thấp. Khi 1 sinh vật ngoại lai tác động tới đa dạng sinh học, nó phải xuất hiện trong môi trường tự nhiên và hình thành quần đàn tối thiểu.

TCT lại có chu kỳ sống ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Mặt khác, con TCT có mức độ gia hóa cao nên khả năng sống sót ngoài tự nhiên khá thấp. Do đó, đến giờ chưa có ghi nhận nào về việc TCT hình thành quần đàn trong tự nhiên. Chúng tôi cũng chưa ghi nhận bệnh taura xuất hiện trên con tôm sú cũng như các loài thủy sản bản địa khác. Nói tóm lại, ảnh hưởng của TCT tới đa dạng sinh học ở nước ta gần như chưa có.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải quan tâm, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển TCT và kiểm soát ngay từ khâu giống. Để sản xuất con giống TCT, nước ta vẫn đang phải nhập tôm bố mẹ từ nước ngoài. Do đó cần phải tiến hành kiểm dịch đầy đủ với nguồn tôm giống bố mẹ nhập về, nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh ở nước ta.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm