| Hotline: 0983.970.780

Chủ đầu tư, người có đất thuộc quan hệ dân sự

Thứ Năm 07/11/2013 , 09:17 (GMT+7)

Ngày 6/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi, còn rất nhiều ý kiến đóng góp thêm về quy định trong thu hồi đất, tăng chế tài xử lý những đơn vị để lãng phí tài nguyên đất, giải pháp khắc phục tình trạng quy hoạch treo…

Ngày 6/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi, còn rất nhiều ý kiến đóng góp thêm về quy định trong thu hồi đất, tăng chế tài xử lý những đơn vị để lãng phí tài nguyên đất, giải pháp khắc phục tình trạng quy hoạch treo…

Phân loại dự án, tránh lạm dụng thu hồi đất

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Đất đai sửa đổi, ĐB Trần Ngọc Vinh - TP Hải Phòng đề nghị QH xem xét bổ sung thêm quy định về các trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển KT-XH tại Điều 62 của dự thảo Luật.

Theo ông, cần phải phân loại chính xác các dự án phát triển KT-XH theo hướng tách dự án KT-XH vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư ra khỏi phạm vi các dự án trong chính sách được thu hồi đất nhằm tránh lợi dụng và tạo ra các bất bình xã hội.

Cụ thể, sẽ không thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển mà chỉ những dự án do nhà nước quyết định phê duyệt đầu tư nhà nước mới thu hồi đất. Với dự án cơ quan nhà nước chỉ ra thông báo hoặc chấp nhận đầu tư thì không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất mà phải trưng mua quyền sử dụng đất. Quyền lợi, lợi ích giữa chủ đầu tư và người có đất bị thu hồi thuộc quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ.

Đồng quan điểm này, ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) chỉ ra điểm thiếu rõ ràng của dự thảo Luật, bởi tuy có quy định về vấn đề các dự án sản xuất kinh doanh thông qua chuyển nhượng, thuê và góp vốn nhưng không phản ánh mục tiêu của dự án KT-XH.


Ảnh minh họa

Ông Lợi đề nghị tách biệt các trường hợp thu hồi đất thành hai loại: Loại thứ nhất là tạo quỹ đất để thực hiện các chính sách xã hội, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Còn loại dự án đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng lại tạo quỹ đất vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư thì các chính sách, cơ chế chính sách áp dụng phải theo hai cơ chế: Một là chia sẻ lợi ích. Hai là, áp dụng cơ chế thỏa thuận giữa nhà đầu tư và những người đang sử dụng đất.

Trích dẫn Điều 54 của dự thảo Hiến pháp, ngay cả những dự án, công trình phục vụ lợi ích quốc phòng cũng chỉ được thu hồi đất trong trường hợp thực sự cần thiết. ĐB Lợi cho rằng còn những Điều trong dự thảo Luật Đất đai chưa được thiết kế theo Hiến pháp vì vậy cần phải thể chế hóa các Điều luật trong Hiến pháp vào dự thảo Luật Đất đai.

Không bồi thường cho các dự án treo bị thu hồi

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này có quy định sẽ không bồi thường tài sản trên đất cho các chủ đầu tư được giao đất thực hiện dự án nhưng để quá hạn, gây lãng phí.

Về nội dung này, ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định) đặc biệt tán thành. Ông khẳng định việc thu hồi đất không bồi thường đối với các trường hợp vi phạm nói trên, quy định đó thể hiện tính kiên quyết của pháp luật, khắc phục tình trạng dự án để hoang hóa, dự án treo đã và đang tồn tại hiện nay.

Thực tế trong thời gian qua, không ít các doanh nghiệp, nhà đầu tư sau khi được giao đất vì các lý do có thể chủ quan và kể cả khách quan mà chậm hoặc không triển khai thực hiện dự án, bỏ đất trống kéo dài, gây lãng phí đất đai, bức xúc trong nhân dân, nhất là những người dân nơi bị thu hồi đất.

Tuy nhiên, để chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên đất, ông Trường cũng như ông Trần Ngọc Vinh đều cho rằng dự thảo Luật cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và thẩm quyền thu hồi đất nhằm tránh tình trạng áp dụng một cách tràn lan và quá giới hạn thu hồi đất.

“Mục tiêu tăng cho ngân sách không những không đạt được mà ngân sách phải góp thêm tiền để nuôi bộ máy khu công nghiệp. Trong khi đó người dân bị mất đất không có đất canh tác, một bộ phận không nhỏ rơi vào cảnh đói nghèo”. Ông Trường nói.

Đề xuất giải pháp chống quy hoạch treo, ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai) đưa ra phương án thêm quy định người sử dụng đất có quyền yêu cầu nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch thực hiện bồi thường, hỗ trợ ngay sau khi công bố quy hoạch.

“Nói quy hoạch treo là treo đối với người sử dụng đất. Nếu nhà nước thu hồi ngay khi công bố quy hoạch và có bồi thường thì tình trạng treo mặc nhiên không tồn tại. Mặt khác khi người sử dụng đất có quyền được yêu cầu nhà nước thu hồi theo quy hoạch sẽ tạo sức ép cho các cơ quan nhà nước trong các quyền lập và xét duyệt quy hoạch khi đó họ không dám đưa ra những quy hoạch thiếu tính khả thi. Tình trạng quy hoạch treo sẽ không còn và giảm đáng kể”. Ông Thành biện giải.

ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai):

"Nhiều nông lâm trường sử dụng đất đai chưa hiệu quả, một số nông lâm trường lại giao khoán trắng đất cho hộ gia đình và thu lại sản phẩm và một khoản tiền theo định kỳ, gần giống như kiểu phát canh thu tô, gây phát sinh nhiều bức xúc trong nhân dân.

Vì vậy, tôi đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai nội dung như sau: Nhà nước tổ chức lại hoạt động các nông lâm trường và các ban quản lý bảo vệ rừng, có chính sách giao đất, khoán, quản lý, bảo vệ rừng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện thiếu đất hoặc không có đất sản xuất".

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm