| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn nào cho việc trùng tu di tích?

Thứ Tư 24/11/2010 , 09:57 (GMT+7)

Cùng là một đơn vị thực hiện, khi thì được giải thưởng quốc tế, khi thì vấp phải những chỉ trích nặng nề.

Ô Quan Chưởng sau khi trùng tu có nhiều ý kiến chưa hài lòng

Cùng là một đơn vị thực hiện, khi thì được giải thưởng quốc tế, khi thì vấp phải những chỉ trích nặng nề. Không biết đâu là chuẩn trong cách thực hiện trùng tu di tích ở nước ta hiện nay.

Không phải đến tận bây giờ, khi có quá nhiều các di tích bị “trẻ hoá” sau khi trùng tu, người ta mới nhắc đến cái gọi là quy chuẩn. Nhưng phải đến khi đình Chu Quyến (Hà Nội) nhận được giải thưởng của Hiệp hội KTS quốc tế cho ngôi đình trùng tu trong năm thì người ta mới bắt đầu nhìn thấy “tia sáng cuối đường hầm” cho việc trùng tu những di tích khác. Thế nhưng, sau đó không lâu, khi dự án trùng tu Ô Quan Chưởng (cũng do Viện bảo di tích -  đơn vị trùng tu đình Chu Quyến thực hiện) vấp phải nhiều búa rìu của dư luận, mới lộ ra nhiều vấn đề xung quanh cái gọi là “chuẩn”.

Ngoài di tích Ô Quan Chưởng, phải kể đến nỗi thất vọng lớn mang tên “thành nhà Mạc” ở Tuyên Quang. Với số tiền hơn 10 tỷ đồng, cũng đầy đủ quy trình, họp hành lên xuống, nhưng kết quả trả về ngoài sức tưởng tượng, với hình ảnh từng bị gọi là “xây mới một cái lò gạch không hơn không kém”.

Nếu như thành nhà Mạc, thành Sơn Tây đã phá hẳn đi xây mới lại khiến dư luận bức xúc lên tiếng một cách đúng đắn thì còn nhiều công tác trùng tu mà đôi khi, người dân chỉ dựa vào cảm quan màu sắc, kiểu dáng…Trong khi nhà trùng tu bảo: Chúng tôi thực hiện là dựa vào khoa học, còn người dân lại chê là “di tích thay áo mới”… Ai cũng có lý, nên mới càng không biết thế nào là “chuẩn”.

Thế nào là quy chuẩn trong trùng tu di tích là điều cho đến lúc này vẫn chưa có một nhà quản lý hay nhà nghiên cứu nào dám mạnh dạn trả lời. Ngay bản thân các nhà làm trùng tu khi được hỏi cũng mâu thuẫn nhau trong cách nhìn nhận. Bởi, chuẩn không đơn thuần là làm đúng những quy trình, mà với mỗi di tích (được ví như một thực thể sống), bắt buộc chúng ta phải có cách nhìn nhận và ứng xử khác nhau.

    Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: “Nguyên nhân do chúng ta chưa có sự công khai khi tiến hành trùng tu di tích. Khoảng cách giữa người dân và những người làm trùng tu quá lớn, chưa có sự hiểu biết, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau. Ở nhiều nước khác, mỗi công trình được trùng tu đều được công khai chi tiết. Cách tốt nhất là công khai phương án để trưng cầu dân ý nhưng ở nước ta chúng ta chưa làm được điều này”.

Những dự án trùng tu được công khai hoá chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Như đình Chu Quyến trước khi tiến hành trùng tu đã mất 2 năm cho việc nghiên cứu, khảo sát, thí nghiệm... Phố cổ Tạ Hiện (Hà Nội) vừa được khởi công cải tạo cũng mất hơn 1 năm chờ đợi khảo sát, thiết kế và chờ sự đồng ý của người dân.  Để tiến hành trùng tu cung An Định (2009), các chuyên gia Đức đã phải tiến hành nghiên cứu từ năm 2003. Quá trình trùng tu ở đây dựa trên một nguyên tắc: “Mọi quy trình phải được chứng minh chính xác bằng tài liệu”.

Còn nhớ khoảng nửa năm trước, Viện Bảo tồn di tích có tổ chức một buổi hội thảo về tính liên ngành, đa ngành trong bảo tồn di tích. Buổi toạ đàm đó có mời đủ các thành phần bao gồm các nhà nghiên cứu văn hoá, nhà sử học, khảo cổ, kiến trúc sư. Nhưng từ đó đến nay, quá nhiều di tích đã bị xâm hại, nhưng chính các nhà nghiên cứu được mời dự hội thảo nọ đều bất ngờ. Họ không biết quy trình thực hiện như thế nào, bao giờ và tiến hành ra sao? PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học ngậm ngùi: “Có ai mời chúng tôi tham vấn đâu”.

Còn GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, thì bày tỏ sự nghi ngờ tính khách quan của những người làm công tác thẩm định các dự án. Ông cho hay: “Dự án nào cũng có đội ngũ thẩm định, chỉ có điều, ban thanh tra, thẩm duyệt đó đang thiếu chuyên gia độc lập- người không chịu sức ép từ phía nào cả để có quyết định công tâm”.

Một lần nữa, bài toán đi tìm chuẩn trong trùng tu di tích để làm hài lòng cả giới chuyên môn và dân chúng vẫn chưa tìm được lời giải thật sự thấu đáo.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm