| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa nông nghiệp: Quá chậm!

Thứ Ba 04/05/2010 , 10:20 (GMT+7)

Để nhanh chóng tìm lời giải cho bài toán cơ giới hóa SXNN, trong khuôn khổ Hội chợ Bông lúa vàng Việt Nam - Sóc Trăng EXPO 2010, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo về vấn đề này.

Để nhanh chóng tìm lời giải cho bài toán cơ giới hóa SXNN, trong khuôn khổ Hội chợ Bông lúa vàng Việt Nam - Sóc Trăng EXPO 2010, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo về vấn đề này.

Mở đầu hội thảo, TS Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đã gợi ý: Nông dân hãy mạnh dạn trình bày những bức xúc trong việc đưa cơ giới hóa ra đồng. Theo TS Bảnh, trong nông nghiệp vai trò của cơ giới hóa rất quan trọng. Vì hiện nay, khâu thu hoạch lúa đang thiếu lao động trầm trọng, và cũng do thu hoạch thủ công nên thất thoát tới hơn 10% sản lượng. Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm đưa cơ giới hóa ra đồng không phải ngắn. Và với nguồn kinh phí hơn 40 tỷ đồng vốn khuyến nông của Bộ NN- PTNT và vốn khuyến công đã xuất hiện nhiều mô hình cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo hạt, gặt lúa xếp dãy, gặt lúa liên hợp. Cũng từ đây, hệ thống dịch vụ máy nông nghiệp đã phát triển nhanh, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhà nông.

Tính đến tháng 4/2009, cả nước có hơn 1.267 cơ sở phân phối máy nông nghiệp với trên 18.000 người chuyên kinh doanh; 1.218 cơ sở sản xuất với 14.146 người chuyên sữa chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy. Ngoài ra, nhiều sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của nông dân đã đáp ứng yêu cầu SX như: các loại máy gặt lúa (kể cả gặt đập liên hợp); máy thái củ, quả; máy bơm nước...Năm 2007, 2008 Bộ NN - PTNT đã tổng hợp được gần 90 sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực chế tạo máy nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa vẫn còn quá thấp, chỉ mới có 10% diện tích thu hoạch bằng máy. Như vậy tỷ lệ thất thoát vẫn còn ở mức 10- 15%, tương ứng khoảng 4 triệu tấn lúa/năm thất thoát sau thu hoạch.

+ Nếu tính tỷ lệ cơ giới hóa cả nước trong SXNN thì cây lúa đạt 72%, cây trồng cạn (mía, dứa, ngô, đậu, lạc) đạt 65%. Còn tính theo các khâu thì khâu tưới lúa chủ động đạt 85%; tuốt lúa 84%; vận chuyển trong nông nghiệp, nông thôn đạt 66%; sấy lúa trong vụ hè thu ĐBSCL 38,7%; thu hoạch bằng máy ở vùng ĐBSCL chỉ khoảng 15%; xay xát lúa đạt 95%...

+ Từ nay đến 2020, nguồn vốn tín dụng dành cho cơ giới hóa là 39.520 tỷ đồng, trong đó ngân sách 5.312 tỷ đồng; tín dụng 21.120 tỷ đồng; dân và doanh nghiệp 13.088 tỷ đồng. Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.

Ông Nguyễn Hữu Hậu, nông dân phường 5, TP Sóc Trăng nói: Nguồn vốn 497 quy định là phải mua hàng nội, trong khi đó những loại máy trong nước không làm nông dân thoả mãn. Chính vì vậy, đến thời điểm này Sóc Trăng chỉ có 26 máy mua được từ nguồn vốn kích cầu, còn lại nông dân hùn vốn tự đầu tư. Ông Trương Thanh Tiền, Phó Chủ tịch HND Sóc Trăng cho biết: Bà con nông dân huyện Cù Lao Dung không đầu tư máy móc vào sản xuất cây mía được là do không tiếp cận được nguồn vốn 497. Ví như dàn xới nội địa đưa vào làm đất đều cong hư đành phải chọn mua dàn xới ngoại. Như vậy thì công nghiệp có phục vụ nông dân không?

Ông Lê Minh Liệt, ấp Hòa Phước, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đưa ra ý kiến khá thực tế: Nông dân rất cần nhà nước đầu tư giao thông nông thôn đi về từng xóm ấp để đưa cơ giới ra đồng, vận chuyển hàng hóa ra chợ. Ông Bùi Hòa Bình, Giám đốc Cty CP Cơ khí An Giang đồng tình và đề nghị Chính phủ đầu tư mạnh cho hệ thống giao thông nông thôn ĐBSCL. Khi giao thông chưa hoàn chình thì rất khó đưa máy móc vào SXNN.

Theo báo cáo của Bộ Công thương tổng dư nợ cho vay theo quyết định 497 đến nay ước đạt 818,72 tỷ đồng, trong đó cho vay mua máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến chiếm khoảng 80%. Mặt dù vậy, vẫn còn quá nhiều nông dân không tiếp nhận được vốn do bị ràng buộc bởi thủ tục. Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết: Bên cạnh việc Chính phủ đưa ra các cơ chế, chính sách thì đòi hỏi các địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ. Quan trọng nhất là các nhà khoa học, nhà SX phải nhanh chóng nghiên cứu để đáp ứng được nhu cầu nhà nông. Đến năm 2020, cả nước phải đạt 50% diện tích thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao, mức độ gặt sót dưới 1,5%.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất