| Hotline: 0983.970.780

Công nhận di tích quốc gia với ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Thứ Sáu 07/09/2012 , 10:28 (GMT+7)

UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức họp báo chính thức công bố ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận di tích quốc gia.

Chiều 6/9, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức họp báo chính thức công bố ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận di tích quốc gia.

Chiều 6/9, ông Sèn Chỉn Ly - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan đã tổ chức họp báo chính thức thông tin: Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức cấp bằng công nhận Di tích Quốc gia.

Ngày 16/9, tại trung tâm hành chính huyện Hoàng Su Phì, lễ đón nhận danh hiệu này sẽ được tổ chức long trọng với một chương trình nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc giới thiệu được những giá trị văn hóa gắn liền với tập tục canh tác ruộng bậc thang hàng trăm năm của các dân tộc tại huyện Hoàng Su Phì.


UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức họp báo chính thức công bố ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận di tích quốc gia

Theo đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công nhận 760ha trong tổng số hơn 3000 ha diện tích ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì tại 6 xã: Bản Luốc, Sán Sả Hồ (bản người Dao áo dài và người Nùng); xã Bản Phùng (bản người La Chí); xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty và xã Thông Nguyên (bản người Dao đỏ) là di tích Quốc gia. Ruộng bậc thang tại những khu vực này có quy mô lớn, ở bình độ cao, có hình dáng tự nhiên phong phú tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ mê hồn.

Hoàng Su Phì là một trong hai huyện núi đất nằm ở phía Tây của Hà Giang, cách trung tâm hành chính của Hà Giang 110km. Huyện bị chia cắt mạnh bởi địa hình núi cao, độ dốc lớn; sông Chảy và sông Bạc là hai dòng thủy lưu chính chảy qua địa bàn huyện… đã hình thành những thung lũng hẹp, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1.000m so với mực nước biển.

Với đặc điểm tự nhiên như vậy, từ hàng trăm năm nay, các đồng bào dân tộc thiểu số tại Hoàng Su Phì đã tạo dựng lên những khu ruộng bậc thang, kế thừa từ đời này sang đời khác để trồng lúa nước sinh sống.


Ruộng bậc thang với muôn hình muôn vẻ tạo thành một thắng cảnh đặc sắc

Ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì ước tính có tuổi đời khoảng 300 năm, được khai phá, kiến tạo và mở rộng bởi công sức ngàn đời của 14 dân tộc anh em quần cư trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

Ông Hoàng Hải Lý - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết: Quy mô diện tích, địa hình, bình độ… của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì lớn hơn nhiều so với ruộng bậc thang Mùa Cang Chải, tập quán canh tác… cũng có sự khác biệt theo văn hóa riêng của mỗi dân tộc bản địa. Gắn với tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất… của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc… là một đời sống văn hóa đa dạng, phong phú, giàu ý nghĩa lịch sử và nhân văn.

Để nâng cao đời sống kinh tế cho người dân ngay trên những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, UBND huyện Hoàng Su Phì đang tiến hành chuyển đổi giống lúa có năng suất, chất lượng cao để giao bà con canh tác thử nghiệm, nếu có hiệu quả kinh tế sẽ nhân rộng và phổ biến. Huyện cũng đã chuẩn bị đưa vào sản xuất nhiều giống rau mới vào vụ đông để thâm canh theo mùa, giúp bà con nông dân làm giàu được trên những thửa ruộng của cha ông được phong di tích.

Việc phát triển du lịch với thế mạnh là cảnh quan độc đáo của ruộng bậc thang, Sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang cùng UBND huyện Hoàng Su Phì đang phối hợp với các tỉnh lân cận liên kết thành các tuyến du lịch liên thông với Bắc Hà (Lào Cai); Mù Cang Chải - Trạm Tấu (Yên Bái), Công viên Địa chất Đồng Văn - Mèo Vạc…; hạ tầng vật chất cũng sẽ được đầu tư nâng cấp và xây mới.


Dưới bàn tay lao động của người dân Hoàng Su Phì qua hàng trăm năm, những thửa ruộng bậc thang vàng rực trở nên đẹp mê hồn

“Ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì được công nhận là di tích Quốc gia sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Để mang lại lợi ích cho người dân từ nguồn thu này, Chúng tôi cũng đã đề xuất với các công ty du lịch, họ nên trích mỗi đầu du khách 1USD để trả cho bà con bản địa - chủ nhân thực sự của di tích Ruộng bậc thang độc đáo, tuyệt đẹp tại đây”, ông Lý cho biết.

Đây là lần thứ hai, ngành văn hóa Việt Nam tôn vinh giá trị và vẻ đẹp của ruộng bậc thang, hình thức canh tác truyền thống và phổ biến của bà con, dân tộc cư trú ở các tỉnh miền núi, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc. Trước đó, ruộng bậc thang Trạm Tấu - Mù Cang Chải cũng đã được công nhận đi tích Quốc gia.

Tại Hà Giang, ngoài ruộng bậc thang, trước đó tỉnh miền núi này cũng đã đón nhận danh hiệu Công viên Địa chất cho quần thể địa hình vùng núi đá thuộc bốn huyện miền núi phía Đông, bao gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc hứa hẹn trở thành những điểm du lịch hấp dẫn mang giá trị văn hóa và giá trị thẩm mĩ đặc sắc.

(Theo DT)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm