| Hotline: 0983.970.780

Đăk Nông: Kiên quyết bắt đền DN để mất rừng

Thứ Hai 05/12/2011 , 10:03 (GMT+7)

Sở NN-PTNT tỉnh Đăk Nông đã đề nghị tỉnh kiên quyết đòi các DN phải đền bù thiệt hại do để mất rừng.

Trong khi chính quyền các tỉnh ở Tây Nguyên đang loay hoay với bài toán giữ rừng, thì các chủ rừng được giao rừng vẫn để rừng bị tàn phá hàng ngày

UBND tỉnh Đăk Nông vừa có quyết định đình chỉ và giao cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ một số dự án liên doanh liên kết trồng rừng. Sở NN-PTNT tỉnh này cũng đã đề nghị tỉnh kiên quyết đòi các DN phải đền bù thiệt hại do để mất rừng. Đây có thể coi là động thái tích cực, cứng rắn đầu tiên được áp dụng ở các tỉnh Tây Nguyên.

Mất nhiều…hơn được

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Đăk Nông, từ đầu năm 2004 đến cuối tháng 4/2011, tỉnh này đã cho 34 DN thuê gần 24.000ha đất rừng để thực hiện 35 dự án đầu tư, chưa kể 11.000ha góp vốn vào Cty CP Cao su Phú Riềng. Theo đó, các DN trên sẽ phải trồng 10.433ha rừng, cao su và một số cây trồng khác. Tuy nhiên, đến cuối tháng 9/2011, các DN mới chỉ trồng vỏn vẹn được hơn 4.100ha rừng và cao su nhưng lại để mất hơn 4.300ha rừng tự nhiên được giao quản lý. Sau khi được bàn giao thực địa, hầu hết các DN đã để tình trạng phá rừng diễn ra hết sức trầm trọng. Thế nhưng, các chủ rừng đều cho rằng không phát hiện được diện tích rừng bị phá, hoặc có phát hiện được cũng giấu không báo cáo các cơ quan chức năng để có biện pháp hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng.

Như vậy, có thể thấy rõ thực trạng thực hiện các dự án sản xuất nông-lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là mất nhiều hơn được. Trong đó, có những DN sau khi được tỉnh giao đất để thực hiện dự án nhưng lại không triển khai, để toàn bộ diện tích rừng bị phá trắng. Điển hình là dự án của Cty TNHH Ngọc Thạch (xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức) với diện tích 451 ha rừng bị người dân phá trắng; dự án của Cty CP chế biến gỗ Thăng Long (xã Trường Xuân, huyện Đăk Song) với diện tích 516 ha rừng bị người dân “cạo trọc”…Ngoài ra, một số DN được giao với diện tích rừng lớn nhưng không thực hiện dự án mà xẻ bán cho người dân để trục lợi. Điển hình như Cty TNHH Mai Hưng Việt Trung. Ban lãnh đạo công ty này đã bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn hàng chục hộ dân mua đất thì vẫn tiền mất tật mang. Hay Cty TNHH Thịnh An Khương thì thu gom tới 9.700ha đất rừng tại xã Đăk Rmăng, huyện Đăk Glong chỉ để... bỏ hoang và nuôi dê!

Điều dư luận ở Đăk Nông hết sức bức xúc trong thời gian qua là các DN đến thuê đất và rừng thực hiện các dự án sản xuất nông-lâm nghiệp trên địa bàn để rừng bị chặt phá với diện tích lớn và hết sức nghiêm trọng như vậy nhưng đến nay vẫn chưa thấy một chủ rừng nào bị xử lý?. Trong khi đó, người dân chỉ chặt phá 5 sào rừng tự nhiên hoặc 3 sào rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ sẽ bị khởi tố, xử lý hình sự ngay. Dư luận không khỏi thắc mắc liệu có mối quan hệ gì hay “vấn đề” gì giữa các ngành chức năng của tỉnh với các DN được thuê đất, thuê rừng thực hiện dự án sản xuất nông-lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh mà chủ các DN để mất rừng với diện tích lớn và rõ ràng như vậy mà tỉnh vẫn không xử lý?.

Đừng để nhờn thuốc

Theo quy định, nếu các chủ rừng để mất rừng, ngoài việc bị xử phạt hành chính, trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự. Nhưng thực tế ở Đăk Nông quy định này vẫn chỉ ở trên… giấy. Tình trạng các chủ rừng không giữ nổi rừng, diện tích rừng bị mất không hề nhỏ đã quá rõ. Nhưng đến nay, các đơn vị này chưa hề bị xử lý nghiêm minh. Tệ hại hơn ở các đơn vị chủ rừng DN nhà nước, việc xử lý chỉ dừng lại ở mức bị cảnh cáo. Điển hình như Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Tín, Trường Xuân… Còn các công ty tư nhân, nghiêm trọng lắm cũng chỉ bị rút giấy phép kinh doanh, thu hồi diện tích đất rừng đã giao. Một cán bộ kiểm lâm còn cho biết, việc buộc chủ rừng chịu trách nhiệm khôi phục lại hiện trạng ban đầu ở Đăk Nông vẫn chưa có tiền lệ. Trong khi đó, hầu hết diện tích rừng bị phá không có khả năng phục hồi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Minh Khôi - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Nông cho biết, hiện các DN mới chỉ trồng được hơn 4.100ha rừng vào cao su (đạt 38,4% kế hoạch và phân kỳ đầu tư). Như vậy, bình quân mỗi DN chỉ trồng vỏn vẹn được 121ha rừng trong suốt 7 năm qua. Kết quả phân loại cũng cho thấy chỉ có 9 DN thực hiện có hiệu quả bước đầu, còn 21 DN thực hiện không hiệu quả và 5 DN bỏ đất hoang. Ông Khôi cũng thừa nhận: “Không chỉ thực hiện dự án chậm, không có hiệu quả mà mục tiêu hài hòa, chia sẻ lợi ích giữa các chủ dự án với người dân địa phương cũng chưa đạt được. Đây là điều rất đáng tiếc”.

Qua khảo sát mới đây của Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho thấy, một số DN chưa có kinh nghiệm trồng cao su, năng lực tài chính hạn chế và hậu quả là không thể triển khai hoặc mua đi bán lại dự án. Gần đây, việc giao đất, cho thuê đất tiếp tục diễn ra ồ ạt, liên tục...

Có nơi, phần lớn đất đai nằm trong tay DN, người dân hầu như xâm canh trên đất của DN nên luôn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, khiến tình hình mất an ninh trật tự tại các địa phương liên tục xảy ra…”.

“Đã đến lúc ngành chức năng tỉnh Đăk Nông phải sòng phẳng với các  DN, không để xảy ra tình trạng các nhà đầu tư xem thường pháp luật và “nhờn thuốc” như thời gian qua…” - ông Khôi cương quyết. Để có biện pháp cứng rắn, răn đe các DN, vừa qua Sở NN-PTNT đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi hàng loạt dự án như: Cty Ngọc Thạch, Luân Thịnh, Thăng Long… và buộc các DN này phải bồi thường hơn 446ha rừng. Đối với 9 DN không bị thu hồi dự án, Sở yêu cầu bồi thường giá trị hơn 1.500ha rừng. Chỉ cần tính 100m3/ha (trữ lượng thấp nhất của rừng khoanh nuôi) - và giá gỗ 3 triệu đồng/m3 (loại gỗ thông thường) thì các doanh nghiệp này phải bồi thường sơ sơ… khoảng 600 tỷ đồng. Ngoài ra, các DN để mất rừng với diện tích lớn, Sở NN-PTNT còn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh xử lý hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc xử lý nghiêm các DN để mất rừng là điều hết sức cần thiết và cấp bách, nhưng thực trạng cho các DN thuê đất một cách tràn lan như hiện nay cho thấy đã đến lúc tỉnh Đăk Nông nói riêng cũng như các tỉnh Tây Nguyên nói chung cần phải rà soát, thận trọng trong việc giao tài nguyên rừng để làm kinh tế. Tránh tình trạng  ồ ạt giao rừng cho tư nhân rồi chạy theo để giải quyết hậu quả như thời gian vừa qua.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm