| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể người đầu tiên đưa con cá thác lác cườm ra nuôi lồng bè trên sông Hậu

Thứ Năm 21/12/2017 , 07:15 (GMT+7)

Ông Lý Văn Bon là người đầu tiên ở ĐBSCL đưa con cá thác lác cườm từ ao hầm sang nuôi lồng bè sạch trên dòng sông Hậu. Cũng là người thành công với ý tưởng nuôi cá lồng bè kết hợp du lịch sinh thái và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm đặc sản.

Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở khu vực 1, Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, quê gốc ở vùng U Minh Hạ (Cà Mau) là cái nôi của con cá, con tôm. Ông mang trong mình niềm đam mê bất tận với nghề nuôi cá, từng là sinh viên ĐH Thủy sản Nha Trang. Khi ra trường, vì hoàn cảnh đưa đẩy, ông không gắn bó được với nghề mà xin vào làm việc tại Cục Hải quan tỉnh Cà Mau.

10-31-50-nh-1-ong-by-bon111636464
Ông Bảy Bon bên hệ thống lồng bè nuôi cá

Theo ông Bảy Bon, cơ duyên đến với nghề cũng đặc biệt. Năm 1998, trong lần làm thủ tục nhập hàng, ông Bảy Bon gặp ông Philip người Pháp, là tiến sĩ thủy sản. Có chung niềm đam mê nên hai người nói chuyện rất nhiều về con cá, con tôm. Buổi gặp tình cờ, cũng là lúc cuộc đời ông Bảy chuyển sang một hành trình mới, khi được nghe những chia sẻ của “người bạn, người thầy” về dòng Mêkông.

Ông Philip nói: “Trên thế gới chỉ có duy nhất một dòng sông Mêkông, nếu như nuôi cá, muốn khởi nghiệp từ con cá thì không cần đến nước nào khác, Việt Nam là số một. Do số lượng cá bị khai thác quá nhiều, dẫn đến cá trong tự nhiên cạn kiệt, dân số lại ngày càng tăng, cá ngoài tự nhiên thì ngày càng ít, nếu không duy trì ngành này thì nó sẽ mất đi”.

Khi ông Philip nghiên cứu tại Cần Thơ thì nhận ra dòng sông Hậu dưới chân Cồn Sơn nước chảy rất mạnh, có dòng nước xoáy, nên cá chẽm và các loại cá khác tập trung về đây sinh sôi nhiều. Từ đó, theo ông Philip chọn nơi này đầu tư bè nuôi cá là tốt nhất, nhờ lượng oxy cung cấp dồi dào cho cá, nguồn nước ô nhiễm rất ít so với những nơi khác, do nằm ở giữa dòng sông Hậu.

Với những thực tế được kiểm chứng, cũng như những luận điểm chắc chắn của ông Philip, ông Bảy Bon thấy được hướng đi mà ông đã từng ấp ủ, nên xin nghỉ làm hải quan, tập trung về khu Cồn Sơn nuôi cá lồng bè. Ban đầu ông nhận thấy cá điêu hồng đang được người tiêu dùng ưa chuộng, lại dễ nuôi, đầu tư ít, thời gian thu hoạch ngắn nên ông chọn con cá điêu hồng để nuôi, giống nhập từ Đài Loan và Thái Lan, về sau ông tự sản xuất giống.

10-31-50-nh-2-ong-by-bon-cho-c-n111635674
Ông Bảy Bon cho cá thác lác ăn

Sau vài năm giá cá điêu hồng tuột dốc không phanh, dẫn đến thua lỗ tiền tỷ. Không nản lòng, ông Bảy Bon đi học hỏi, tìm hiểu những mô hình, những loài cá nào đạt hiệu quả kinh tế cao để nuôi. Từ những chuyến đi đó, tình cờ Bảy Bon quen ông Tư Kháng quê ở Hậu Giang, là một trong những người đem con cá thác lác từ Campuchia về Cần Thơ và nhờ ĐH Cần Thơ nghiên cứu, sinh sản thành công, với ý tưởng lấy thịt cá làm chả xuất sang Nhật.

Sau khi được ông Tư Kháng tư vấn, năm 2012, ông Bảy chuyển hướng đầu tư 250.000 con cá thác lác cườm, đến khi thu hoạch xuất bán 70 - 80 tấn đem lại lợi nhuận trên 2 tỷ đồng, xóa được số nợ do thua lỗ khi nuôi cá điêu hồng. Từ đó ông gắn bó với con cá thác lác. Ông Bảy Bon dẫn chúng tôi tham quan trên 30 lồng bè, vèo cá lớn nhỏ với diện tích trên 5.000m2 trị giá gần 20 tỷ đồng, kết thành từng dãy nối với nhau bằng những cây cầu gỗ.

Vừa nuôi cá thác lác cườm, ông còn đẩy mạnh kết hợp du lịch sinh thái. Lúc đầu thì có vài chục người, dần dần càng nhiều du khách đến câu cá, tham quan bè cá. Thế là, ông mở ra cơ sở chế biến món đặc sản cá thác lác rút xương, cá thác lác muối sả, hoàn toàn thủ công và không sử dụng các chất bảo quản với tiêu chí thực phẩm sạch. Mỗi ngày có hàng trăm kg cá thành phẩm được tiêu thụ.

Hàng ngày, ông xuất bán 300 - 500kg cá tươi cho các đại lý, thương lái ở khắp nơi. Mỗi năm, ông Bảy Bon cho xuất bè hàng chục loại cá đặc sản như cá hô, cá chạch lấu, tôm càng xanh… Nhẩm tính, chỉ riêng lợi nhuận từ cá thác lác cườm cũng đem lại vài tỷ đồng/năm. Ông còn kết hợp với nhiều bà con ở Cồn Sơn làm du lịch sinh thái, dưới sông thì có bè cá, trên cồn có cây trái, du khách đến đây tha hồ thưởng thức cây nhà lá vườn của vùng đất Nam bộ như mắm kho, ếch, gà ta, sầu riêng, chuối...

10-31-50-nh-3-nuoi-c-ket-hop-lm-du-lich-sinh-thi111636126
Ông Bảy Bon thành công với với nhiều giống cá đặc sản kết hợp làm du lịch sinh thái miệt vườn

Ông Bảy Bon đang thử nghiệm một số loại cá nuôi khác. Như huấn luyện đàn cá chép Koi trên 700 con, khi du khách đến có thể tận tay sờ được cá, cho ăn hoặc cho cá ngoi lên bú bình. Một số loại cá chạch lửa “hỏa long”, nuôi số lượng vài tấn cũng đang trong quá trình huấn luyện.

Ông còn đưa loài cá hồng vỹ (loài thủy ngư của vùng rừng Amazon) với trọng lượng thuộc vào dạng quý hiếm, nặng trên 15kg lên hồ để khách chiêm ngưỡng. Đàn cá nuôi 6 năm nhưng không thất thoát con nào, mỗi con nặng trên chục ký. Ông dám chắc ở ĐBSCL, kể cả khắp nước, không ai sở hữu được cá hồng vỹ có trọng lượng “khủng” như ở đây.

 

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm