| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị tập thể là chủ thể trưng cầu ý dân

Thứ Tư 03/06/2015 , 20:12 (GMT+7)

Chiều 3/6, QH thảo luận tại tổ về dự án Luật trưng cầu ý dân. Theo ghi nhận của PV có 3 nhóm vấn đề được đại đa số ĐBQH quan tâm./ Luật trưng cầu dân ý& nguyện vọng của nhân dân

Một là về tên gọi và đối tượng áp dụng. ĐB Phạm Quang Nghị - Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu làm rõ tên gọi và các khái niệm trong một số điều luật.

Về tên gọi Luật trưng cầu ý dân, ĐB Nghị cho rằng, nội hàm của tên luật vừa Hán Việt, vừa muốn đạt đến sự trân trọng ý kiến của toàn dân. Theo đó, nên chăng gọi là Luật xin ý kiến nhân dân.

Nhiều ĐB cho rằng, trong một số điều luật còn có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Chẳng hạn trong Điều 3 phần giải thích từ ngữ thiếu sự thống nhất.ư

 Cụ thể, khoản 1 giải thích "Trưng cầu ý dân" là việc Nhà nước tổ chức để nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định về những vấn đề quan trọng của đất nước. Thế nhưng khoản 2 lại giải thích "Cử tri" là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân. ĐB Phạm Quang Nghị cho rằng như thế là chưa được rõ ràng. Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội đề nghị làm rõ các khái niệm: Công dân, ý dân, nhân dân, cử tri liên quan đến dự luật.

Hai là về phạm vi trưng cầu. ĐB Phạm Quang Nghị đồng tình với Điều 7 của dự luật. Đó là các cuộc trưng cầu ý dân được thực hiện trên phạm vi cả nước. Trước đó có một số ý kiến cho rằng, việc trưng cầu ý dân cần tính đến sự tác động của vấn đề đối với từng địa phương.

Chẳng hạn như ý kiến của ĐB Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) rằng, có những việc nó chỉ liên quan ở một địa phương cụ thể thì không cần thiết phải lấy ý kiến phạm vi cả nước. Vì như thế sẽ mất nhiều thời gian, tốn kém, không cần thiết.

Tuy nhiên, ĐB Phạm Quang Nghị cho rằng, vấn đề có thể ở một địa phương nhưng lại ảnh hưởng đến cả đất nước.

“Tôi tin nếu lấy ý kiến cho một vấn đề cụ thể ở một địa phương thì ắt sẽ không thành. Chẳng hạn như Hà Nội giờ mà hỏi ý kiến nhân dân về vấn đề môi trường hay xây dựng nghĩa trang thì rõ ràng khó đạt được mục tiêu. Vậy thì phải dùng đến Luật, dùng số đông trên diện rộng để thấy được sự bao quát, thấu đáo” – ĐB Nghị nói.

Ba là, chủ thể đề nghị trưng cầu ý dân. Dự luật đưa ra hai phương án, trong đó đa số ĐBQH tán thành phương án 1 nhưng bổ sung một chủ thể từ phương án 2.

Theo đó, Điều 13, ĐBQH đề nghị viết lại: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN hoặc ít nhất 1/3 tổng số ĐBQH có quyền đề nghị trưng cầu ý dân”. Nghĩa là chủ thể trưng cầu ý dân là tập thể, chứ không phải cá nhân như một số ý kiến có đề nghị được thể hiện trong phương án 2 là có thêm Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất