| Hotline: 0983.970.780

Điện ảnh Việt cần phủ sóng vùng nông thôn

Chủ Nhật 27/04/2014 , 09:36 (GMT+7)

Muốn điện ảnh Việt được người Việt biết đến cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có việc phổ cập điện ảnh về nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Sáng 24/4, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo trực tuyến tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm phổ biến nội dung và lấy ý kiến về kế hoạch triển khai thực hiện "Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030".

Mục tiêu của Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020 là đưa điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh mạnh trong khu vực vực Đông Nam Á và châu Á. Tuy nhiên, trong bối cảnh điện ảnh Việt còn thua trên sân nhà, muốn điện ảnh Việt được người Việt biết đến, nhiều giải pháp vẫn tiếp tục được những người làm điện ảnh đưa ra, trong đó có việc phổ cập điện ảnh về nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Chiếu miễn phí phim Nhà nước

Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết: Mục tiêu của ngành điện ảnh từ năm 2020 đến 2030 sản xuất từ 40 - 60 phim truyện/năm; 36 - 72 phim/năm cho mỗi thể loại phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình. Có 15 - 25% phim xếp loại xuất sắc; 70 - 80% xếp loại khá và có ít nhất từ 2 - 5 phim đạt giải cao tại LHP quốc tế.

Bên cạnh đó, từ năm 2020 đến 2030, tỷ lệ phim Việt Nam đạt ít nhất 35 - 45% số buổi chiếu trong tổng số buổi chiếu tại rạp, có 35 - 40% phim truyện Việt Nam trong tổng số phim phát hành; số người xem phim đạt từ 90 - 210 triệu lượt/năm; có từ 550 - 1.050 phòng chiếu. Đặc biệt, lượng phim XK đạt từ 20 - 30% số lượng được SX hằng năm; phim hợp tác - dịch vụ nước ngoài tăng từ 10 - 25%/năm.

Hiện nay, một năm, điện ảnh Việt chỉ SX chừng 10 bộ phim. Trong khi đó, phim nước ngoài nhập khẩu lên đến hơn 100 phim. Con số đủ cho thấy, phim Việt thua ngay trên sân nhà thì mong gì “xuất ngoại”. Trong 10 bộ phim SX hằng năm, không phải phim nào cũng đến được với khán giả, đặc biệt là những bộ phim do Nhà nước đầu tư.

Khó ra rạp do các rạp phim không mặn mà vì không bán được vé, phim Việt của Nhà nước đặt hàng chỉ công chiếu một vài lần trong các dịp kỷ niệm rồi cất kho. Bởi vậy, nhiều đề xuất của các địa phương là nên đưa những bộ phim được SX từ kinh phí đặt hàng của Nhà nước về chiếu miễn phí cho đồng bào các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

Ông Nguyễn Hữu Tuyên, Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Đăk Lăk, chia sẻ: “Không thể đặt hiệu quả kinh tế lên đầu tiên nếu muốn phát triển điện ảnh. Bởi vì, ngoài các TP lớn và trung tâm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… thì ở các địa phương, nhất là vùng núi, nông thôn, không thể thu lợi nhuận từ chiếu phim.

Nhà nước nên xem xét việc đã bỏ hàng vài chục tỉ ra để làm một bộ phim thì có muốn bộ phim đó đến được với người dân hay không? Nếu muốn thì hay đưa phim về cho các địa phương. Chúng tôi sẽ chiếu miễn phí cho đồng bào hoặc chỉ thu 5 - 10 ngàn đồng/buổi”.

Là người có thâm niên trong công tác chiếu bóng phục vụ người dân miền núi, nông thôn, ông Tuyên nhận định: "Tôi biết nhu cầu khán giả ở các vùng này rất lớn. Nhưng đồng bào khó khăn, không có nhiều tiền để mua vé xem phim. Nếu không phát hành được phim Việt thì nhiều mục tiêu của chiến lược khó hoàn thành".

Không bàn nữa, phải làm ngay

Muốn có một nền điện ảnh phát triển ngang tầm khu vực thì phải có tác phẩm hay. Muốn có tác phẩm hay thì phải có nguồn nhân lực có tay nghề, muốn có nguồn nhân lực có tay nghề thì phải đào tạo. Đây là một logic được ông Đào Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh chỉ ra.

"Thời gian từ nay đến năm 2020 không còn dài, trong khi đó, đào tạo một sinh viên chưa biết gì ra trường đã mất 4 năm. Trong hai năm sau khi ra trường, chưa thể có người làm nghề giỏi. Bởi vậy, muốn có lực lượng nhân lực dồi dào, giỏi nghề thì phải đào tạo bổ sung, đào tạo những người đã biết ngành nghề bằng cách cho họ đi học cao hơn, đào tạo ở nước ngoài", ông Hải nhận định.

Chia sẻ quan điểm này, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng cho biết: “Muốn có một nền điện ảnh phát triển bền vững không thể đòi hỏi sự xuất sắc của một vài cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng thì quan trọng là đầu tư cho nguồn nhân lực.

Thời gian không còn nhiều, nếu cứ bàn mà chưa triển khai thì khó đạt mục tiêu. Bởi vậy, quan trọng là sự bắt tay giữa các bộ, ngành, giữa các địa phương để có kinh phí cho đào tạo”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm