| Hotline: 0983.970.780

Đổi thay Đức Huệ

Thứ Năm 17/11/2011 , 11:20 (GMT+7)

Xưa, Đức Huệ (Long An) được coi là "vùng đất chết", nhưng nay về Đức Huệ, người ta đã thấy ấm no, đủ đầy...

Chanh Đức Huệ
Xưa, Đức Huệ (Long An) được coi là "vùng đất chết", nhưng nay về Đức Huệ, người ta đã thấy ấm no, đủ đầy và xuất hiện những cánh đồng bạt ngàn màu xanh cây trái ở vùng đất biên giới Tây Nam của Tổ quốc này.

Một thời gian khó

Với chiều dài gần 30 cây số giáp ranh với tỉnh Svây Riêng, thuộc vùng "mỏ vẹt" (nghèo khó) của Campuchia, Đức Huệ có nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên, địa hình không thuận lợi. Ngồi cùng tôi ở trụ sở UBND xã, ông Nguyễn Xuân Vũ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Quý Tây nhắc lại: "Năm 2006, trong một cuộc hợp ở huyện, đồng chí Bí thư Huyện ủy Bùi Văn Bột bùi ngùi nói rằng, đến thời điểm này có lẽ Đức Huệ là huyện duy nhất chưa có đường nhựa trên toàn lãnh thổ Việt Nam".

Đời sống nhân dân từ sau giải phóng gặp vô vàn khó khăn. Ngoài cây tràm ra thì khó có cây gì trụ lại lâu dài với người dân Đức Huệ. Đức Huệ như một vùng đất bị lãng quên của tỉnh Long An bởi hầu hết các dự án, khu công nghiệp đều đổ dồn về các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Bến Lức, Thạnh Hóa… vì ở đó có nhiều tuyến quốc lộ lớn đi qua như: QL 1A, QL 50, QL 62... Nghèo đói, nạn tảo hôn, thất học và buôn lậu vùng ven nhức nhối quanh năm ở Đức Huệ.

Nếu nói chuyện về cái nghèo, cái khó của Đức Huệ trước đây thì có kể cả ngày cũng không hết bởi cạnh nhà tôi đang ở bây giờ có ông chú là người ở xã Bình Hòa Hưng của Đức Huệ. Ông vẫn hay kể về thời gian khó những năm đầu thế kỷ 20 bằng một cái giọng chân chất của người miền Tây.

Ông bảo, cả xã ông chẳng có nhà mái bằng nào, đi lại chỉ bằng ghe và xe đạp. Quanh ra quẩn vào cũng chỉ có mấy công ruộng, cấy một vụ lúa lại thôi. Mưa bão hay lũ lụt năm nào cũng về vì đê chưa đủ ngăn lũ. Đói quá nhiều gia đình phải lên Sài Gòn tha hương cầu thực, làm thuê làm mướn cứ nấn ná quê hương thì ôm nhau chết cả lũ.

Đi lên từ nông nghiệp

Ngày nay, phát huy lợi thế của địa phương, với quỹ đất đai rộng lớn, sông ngòi kênh rạch nhiều, cộng thêm việc Nhà nước đã có nhiều ưu đãi đầu tư phát triển cho vùng đất Đức Huệ nên chẳng mấy chốc bộ mặt nông thôn ở đây thay đổi đến bất ngờ.

Theo đó, những cánh đồng, vườn cây, trang trại thi nhau mọc lên, mang lại ấm no cho người dân. Cứ nhìn vào sự thay đổi của tỉnh lộ 838 và 839 chạy liên huyện và lên cửa khẩu Tho Mo (thuộc xã Mỹ Quý Tây) là đủ thấy sự thay đổi đến chóng mặt của vùng đất này. Hai bên đường trải nhựa rộng hơn chục mét là những mái nhà khang trang, những cánh đồng xanh bát ngát, những đứa trẻ cười nói vui đùa.

Hàng quán và khách du lịch cũng đổ về đây tham quan bởi chiến khu Cách mạng xưa ở xã Bình Hòa Hưng nay đã được quy hoạch trên diện tích rộng gần 100 ha với tổng vốn đầu tư 16 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo lại.

Từ một vùng đất không có cây gì sống nổi đến nay, cây chanh, cây lúa đã trở thành cây chủ lực của Đức Huệ. Hàng trăm ha chanh được trồng rải rác ở các xã như Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Mỹ Thạnh Bắc, Bình Hòa Hưng… đem lại cuộc sống ấm no cho bà con nông dân. Cây chanh không đơn thuần chỉ là cây nông nghiệp mà ngày nay, chanh còn được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến nước giải khát, nước ép trái cây hay mỹ phẩm...

Chia tay vùng đất này, chưa đầy 1 tiếng đồng hồ chạy xe, chúng tôi đã về đến trung tâm TP HCM, khoảng thời gian ngắn ngủi ấy phần nào nói lên rằng Đức Huệ không còn xa lắc, không còn là "vùng đất chết" như năm xưa nữa.

Mỗi năm, một héc - ta chanh có thể mang lại từ 60 đến 70 triệu đồng tiền lãi cho bà con nông dân. Thương hiệu chanh Đức Huệ đã nức tiếng cả vùng. Men theo tỉnh lộ 838, lên tận cửa khẩu Tho Mo, chúng tôi thấy những ruộng chanh mênh mông một màu xanh và những chùm qủa lúc lỉu sắp đến mùa thu hoạch.

Vậy là, từ một vùng giáp ranh với vùng "mỏ vẹt" của Campuchia, Đức Huệ đang ngày ngày chuyển mình cùng những bước đi vững mạnh. Không những chỉ phát triển kinh tế, cửa khẩu Tho Mo sắp tới sẽ được chuyển thành cửa khẩu thương mại. Đó là một tin mừng với người dân Đức Huệ bởi khi đó, Đức Huệ sẽ là một trung buôn bán với Campuchia.

Trở lại câu chuyện với ông Nguyễn Xuân Vũ, sau hơn 20 năm làm chủ tịch xã Mỹ Quý Tây, ông Vũ bảo giờ mới thấy bà con ở đây ấm no và hạnh phúc, sống được trên mảnh đất quê hương mình.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm