| Hotline: 0983.970.780

Đồng bào dân tộc trồng điều

Thứ Tư 17/09/2014 , 10:13 (GMT+7)

Anh Dương Văn Sấn (SN 1965) ở thôn Đăk Côn, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) là người dân tộc Nùng rất mê cây điều. 

Nhờ trồng điều, gia đình anh đã cất được nhà và giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Ông Phạm Thành, Chủ tịch xã Bù Gia Mập cho biết: “Đây là xã biên giới, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 70%, gồm 14 dân tộc anh em như Stiêng, Mơnông, Tày, Nùng… hội tụ sinh sống.

Cả xã có 3.010 ha trồng giống điều hạt, hầu hết đã cho thu hoạch. Nhờ trồng điều, nhiều hộ đã hết nghèo, có điều kiện nuôi dạy con cái ăn học tốt hơn. Anh Dương Văn Sấn là một trong những điển hình SX giỏi và là khuyến nông viên giúp bà con chăm sóc, cải tạo vườn điều cho năng suất, chất lượng cao".

Trao đổi với PV, anh Sấn cho biết, gia đình anh quê ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Năm 1991, đang lúc nông nhàn, anh vào Bình Phước chơi với bạn, thấy đất đai rộng, màu mỡ, lại có chính sách khai hoang (không phải mua bán) nên quyết định về quê đưa vợ con vào lập nghiệp.

Lúc mới vào, xung quanh toàn là rừng núi hoang vu, chưa có đường lớn, chỉ có đường mòn, ban đêm không dám đi ra đường vì nhiều thú dữ. Đêm đêm nhìn qua cửa sổ thấy hàng đàn heo rừng đi ăn, thi thoảng còn thấy cả mấy con báo rình mồi sau những đám cây rậm rạp ven suối.

Ngồi nhớ lại những ngày đầu vào lập nghiệp, anh Sấn kể: “Trước khi ở quê vào đây, tôi phải bán cả cơ nghiệp (con trâu) để lấy tiền tàu xe, ăn đường. Vào tới xã Bù Gia Mập số tiền còn lại chỉ mua được 20 kg gạo, tiền mua mắm muối cũng không có, trong khi một nách hai con nhỏ, chỗ ở thì không. Hai vợ chồng phải địu con trên lưng, người cắt cỏ tranh, người chặt cây dựng tạm một cái chòi để có chỗ che nắng che mưa”.

Những cố gắng nỗ lực của anh đã được cơ quan chức năng ghi nhận, trao tặng nhiều bằng khen và giấy khen, trong đó có Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển của nông dân”.

Có chỗ ở, anh chị tranh thủ phát rẫy để trồng lúa nương, củ mì, khoai lang… Muốn có thức ăn thì xuống suối bắt cá, ra vườn đào củ măng đắp đổi qua ngày.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, một mùa gặt lúa trên quê hương mới đầy hứa hẹn, do đất tốt năm ấy lúa được mùa, thu hoạch xong phơi khô chất đầy cả chòi. Anh chị vui mừng khôn xiết và nghĩ trong bụng từ nay không phải lo thiếu ăn nữa.

Nào ngờ niềm vui vừa hé mở đã vụt tắt, năm ấy một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi hết cả chòi lẫn thóc lúa, vật dụng, quần áo, bao nhiêu công sức mồ hôi nước mắt bỗng chốc tan thành mây khói. Vợ buồn chán cứ đòi về quê, anh phải động viên mãi mới chịu ở lại. “Thua keo này ta bày keo khác, cháy lúa thì ta chuyển sang trồng điều, lo gì”, anh Sấn nói.

Ngay sau đó, anh chị bắt đầu chuyển qua trồng điều (tự đi xin hạt về ươm). Lúc đầu trồng năng suất thấp, 1 ha điều chỉ thu được 7 - 8 tạ hạt.

Thời gian sau, anh Sấn được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân kiêm khuyến nông viên của xã nên có điều kiện tham quan, học hỏi các mô hình SX giỏi và tham dự nhiều lớp tập huấn về áp dụng cho vườn điều. Từ đó, năng suất cây điều của anh Sấn nâng lên rõ rệt, tới nay bình quân đạt từ 3 - 3,5 tấn/ha.

Sau những năm đi xây dựng quê hương mới, gia đình anh Dương Văn Sấn đã có trong tay 7 ha điều, mỗi năm cho thu hoạch hàng chục tấn điều chất lượng cao, thu nhập 250 - 300 triệu đồng/năm.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm