| Hotline: 0983.970.780

Đường An Khê cứu người trồng mía

Thứ Sáu 19/08/2016 , 07:30 (GMT+7)

Chưa kịp vượt qua sự chán nản vì Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) thường xuyên nợ tiền mua mía suốt nhiều năm qua, thời gian gần đây, người trồng mía ở Bình Định lại thêm hoang mang với thông tin BISUCO vỡ nợ, sẽ ngưng hoạt động.

17-29-28_1
Nông dân tập trung đòi nợ, công nhân đòi lương BISUCO niên vụ 2015-2016

 

Trước sự thể trên, cây mía ở Bình Định đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ trên địa bàn tỉnh này vì sự quay lưng của nông dân.

Tuy nhiên, không đến nỗi như vậy, bởi Nhà máy Đường An Khê (Gia Lai), đã có ý định đầu tư và bao tiêu sản phẩm mía nguyên liệu tại Bình Định.

Thống kê sơ bộ của Sở NN-PTNT Bình Định cho thấy, hiện diện tích mía còn chưa đến 1.700 ha, giảm gần 1.000 ha so với vài năm trước đây. Nguyên nhân do những năm gần đây BISUCO thường xuyên nợ tiền mua mía nên nông dân tỉnh này chọn cây trồng khác thay cho cây mía có đầu ra ổn định hơn.

Thêm vào đó, những ngày gần đây, thông tin BISUCO sẽ ngưng hoạt động do vỡ nợ khiến nông dân càng hoang mang. Anh Nguyễn Văn Đức (47 tuổi) ở thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn), người từng ăn nên làm ra nhờ hơn 10 ha mía, cũng là người đã từng gắn bó với BISUCO suốt nhiều năm qua cũng đang ăn không ngon ngủ không yên.

 “Tôi là 1 trong những người đầu tiên ở Bình Định chọn cây mía để đầu tư thâm canh làm ăn lâu dài. Bây giờ nghe thông tin BISUCO sẽ ngưng hoạt động vì vỡ nợ, tôi như đang ngồi trên chảo lửa.

Trước đây BISUCO nợ tiền mía, trả chậm, tôi còn có thể chấp nhận mà gắn bó với cây mía. Nhưng nếu sắp tới đây BISUCO ngưng hoạt động thì tôi chẳng biết phải như thế nào, chắc là chuyển sang trồng mì, trồng bắp thôi!”, anh Đức bày tỏ nỗi lòng.

Đó không chỉ là nỗi hoang mang riêng của anh Đức, mà là tâm trạng chung của những chủ nhân của gần 1.700 ha mía đang đứng trên đất Bình Định.

Đang hoang mang tột độ thì người trồng mía ở Bình Định nhận được thông tin tựa như “ánh sáng cuối đường hầm”: Nhà máy Đường An Khê (Gia Lai) sẽ đầu tư và thu mua mía nguyên liệu tại Bình Định trong thời gian tới.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết đường An Khê vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh và Sở NN-PTNT Bình Định xin chủ trương đầu tư mua mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.

17-29-28_2
Người trồng mía ở Bình Định đang hoang mang không biết còn gắn bó được với cây trồng này không

 

Ông Nguyễn Văn Hòe, Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, cho hay: Trong những năm qua, đường An Khê đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để trang thiết bị cơ giới hiện đại, nhằm áp dụng và chuyển giao KHKT tiên tiến vào SX mía. Kết quả đã mang lại bức tranh tươi sáng cho những người trồng mía thuộc 4 huyện, thị miền đông Gia Lai.

Trước đây, với phương thức SX thủ công, năng suất mía đạt chừng 50 tấn/ha, nay đã tăng đến 70 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 30 triệu đồng/ha. Đặc biệt, những diện tích mía trên cánh đồng lớn có năng suất bình quân 120 tấn/ha, lợi nhuận 50 triệu đồng/ha.

Hiện nay, Nhà máy Đường An Khê có trên 200 máy cày cơ giới, 10 máy thu hoạch mía liên hợp, hàng trăm thiết bị cơ giới kèm theo và Trung tâm Nghiên cứu - ứng dụng giống mía Gia Lai sẵn sàng đáp ứng cơ giới hóa vùng nguyên liệu và chuyển giao công nghệ cho người trồng mía.

“Công suất ép của Nhà máy Đường An Khê hiện là 18.000 tấn mía/ngày trong vụ ép 2016-2017, và sẽ tăng đến 25.000 tấn mía/ngày vào những năm tiếp theo.

Để cung cấp đủ nguyên liệu cho công suất ép của nhà máy trong thời gian tới, đồng thời đáp ứng đầu ra cho cây mía của tỉnh Bình Định, chúng tôi có nguyện vọng được đầu tư và mua mía trên địa bàn Bình Định”, ông Hòe bày tỏ.

“Nhà máy Đường An Khê cam kết đầu tư vốn, vật tư phân bón, áp dụng và chuyển giao tiến bộ KHKT cơ giới hóa tiên tiến nhất vào SX mía cho người trồng mía tại Bình Định, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra, đảm bảo lợi nhuận cao nhất so với các loại cây trồng khác”, ông Nguyễn Văn Hòe, Giám đốc Nhà máy Đường An Khê cam kết.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm