| Hotline: 0983.970.780

Fidel Castro vẫn tỏ rõ sự thiếu tin tưởng người Mỹ, dù quan hệ đã cải thiện

Thứ Tư 30/11/2016 , 08:27 (GMT+7)

Fidel Castro đã chứng kiến quan hệ Cuba - Mỹ cải thiện trước khi qua đời. Tháng 12/2014, Tổng thống Obama đã giải tỏa sự đối kháng thường trực giữa hai quốc gia cận kề bằng các hành động cụ thể: trao đổi tù nhân, bình thường hóa quan hệ đôi bên sau 18 tháng đàm phán bí mật, theo báo New York Times.

Tuy nhiên, dù ngày càng già yếu và hiếm khi xuất hiện trước công chúng, Fidel thậm chí vẫn tỏ rõ sự thiếu tin tưởng người Mỹ. Chỉ vài ngày trước khi ông Obama có chuyến viếng thăm được loan báo rầm rộ tới Cuba trong năm nay, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống đương nhiệm Mỹ tới quốc đảo này trong 88 năm qua, Fidel tuyên bố Cuba không cần Mỹ.

16-09-46_fidel-3-2
Fidel trong một lần tới thăm trại bò sữa, năm 1964  (Ảnh: New York Times)
 

Người cha tư tưởng của Chavez

Tờ New York Times nhận định: “Ông Castro có lẽ là lãnh đạo quan trọng nhất nổi lên từ khu vực Mỹ Latinh kể từ các cuộc chiến tranh giành độc lập từ đầu thế kỷ 19. Ông chắc chắn là người định hình có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với lịch sử Cuba kể từ khi thần tượng của ông, Jose Marti, chiến đấu cho nền độc lập của Cuba cuối thế kỷ 19”. Cuộc cách mạng của Fidel thay đổi xã hội Cuba và tác động dài lâu.

Fidel là biểu tượng của cách mạng và là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo khác của thế giới. Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela coi Fidel là người cha tư tưởng.

Theo tờ báo hàng đầu của Mỹ, nỗi ám ảnh của Fidel Castro đối với Mỹ và nỗi ám ảnh của Mỹ đối với cá nhân Fidel đã hình thành nên các hành động của ông. Sau khi ông chọn con đường chủ nghĩa cộng sản, Mỹ coi ông là ác quỷ và bạo chúa, liên tục tìm cách lật đổ ông, từ vụ xâm nhập vào vịnh Con Lợn năm 1961, lệnh cấm vận kinh tế kéo dài hàng vài thập kỷ, các âm mưu ám sát và những kế hoạch kỳ quái như tìm cách làm rụng bộ râu quai nón của Fidel.

Và khả năng diễn thuyết bậc thầy, thể hiện trong hàng nghìn bài nói, thường kéo dài hàng giờ giúp ông truyền đi, lan tỏa sự cảnh giác đối với Mỹ ra dân chúng Cuba, giúp họ thường xuyên cảnh giác với những nguy cơ xâm lược quân sự, kinh tế hay hệ tư tưởng, từ người láng giềng khổng lồ phương bắc.

Trong nhiều năm, Fidel đã trả lời hàng trăm cuộc phỏng vấn và thường xuyên biến câu hỏi của các phóng viên thành chủ đề có lợi cho ông. Năm 1985, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Playboy của Mỹ, phóng viên hỏi rằng ông sẽ phản ứng ra sao trước việc Tổng thống Mỹ Ronald Reagan mô tả ông là một nhà độc tài quân sự tàn nhẫn. “Hãy nghĩ về câu hỏi của anh”, Fidel bỡn cợt với người phỏng vấn. “Nếu là nhà độc tài đồng nghĩa với việc quản trị bằng các sắc lệnh, thì anh có thể dùng lập luận đó để tố cáo Giáo hoàng là nhà độc tài”.

Ông đặt lại câu hỏi với phóng viên về Reagan: “Nếu quyền lực của ông ta bao gồm cả những thứ phi dân chủ tàn bạo như khả năng ra lệnh phát động một cuộc chiến tranh nhiệt hạch, tôi xin hỏi anh, vậy thì ai độc tài hơn, Tổng thống Mỹ hay tôi?”.

Với sự tan rã của Liên Xô năm 1991, Fidel phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất: lãnh đạo Cuba tồn tại mà không cần sự hỗ trợ từ Liên Xô. Khi bị đe dọa, ông thổi bùng sự đối kháng đối với Mỹ. Khi nền kinh tế Cuba gần sụp đổ, ông cho phép lưu hành đồng đô la Mỹ và chỉ cấm dùng đồng tiền này vài năm sau, khi nền kinh tế trong nước được củng cố.
 

Chàng Don Quixote

Ông liên tục mắng nhiếc các Tổng thống Mỹ trong nửa thế kỷ, làm thất bại mọi nỗ lực của Washington hòng khống chế mình. Sau gần 5 thập kỷ chống Mỹ, dù giọng nói sang sảng ngày nào giờ không còn, bộ râu đen nhánh nổi tiếng nay đã chuyển thành màu xám, ông vẫn cương quyết với lập trường chống Mỹ.

Ông thường nói với các phóng viên ông giống chàng Don Quixote đánh cối xay gió, và giống như nhân vật chính của nhà văn Cervantes, ông chiến đấu chống lại các mối đe dọa cả có thật, cả trong tưởng tượng, chuẩn bị cho chúng trong hàng thập kỷ, cho một cuộc xâm lược từ bên ngoài chưa từng xuất hiện.

16-09-46_fidel-3-1
Fidel bị bắt khi dẫn một toán quân tấn công trại lính Moncada vào năm 1953 (Ảnh: New York Times)
 

Cuộc đời ông ẩn chứa nhiều bí ẩn mà gốc gác của người cha cũng là một ví dụ. Ông Angel Castro đã đến Cuba từ quê hương Tây Ban Nha theo cách nào là điều rất ít người tỏ tường. Có tài liệu nói rằng cha của Fidel đã đồng ý đi thay một nhà quý tộc Tây Ban Nha, nhập vào đoàn binh của nước này sang Cuba chiến đấu chống lại những lực lượng đòi độc lập ở đây cũng như sự chi phối của Mỹ. Bản thân Fidel ủng hộ thuyết này.

Nhưng có người cho rằng cha của Fidel tay trắng tới Cuba nhưng rồi đã tích tụ được số tài sản, đất đai lớn, làm ăn với Cty Hoa quả Hợp nhất của Mỹ. Khi Fidel còn ở tuổi niên thiếu, cha ông đã rất giàu có, là một trong những đại điền chủ ở Cuba.

Khi vào đại học, ông tỏ ra rất có cá tính, mạnh mẽ và cuồng tín. Có người kể lại rằng, Fidel từng đạp xe đâm thẳng vào tường trước mặt các bạn cùng học để chứng minh sức mạnh ý chí của mình.

Trong một câu chuyện khác, chàng trai trẻ Fidel và lớp lên núi chơi cùng một thầy dòng. Ông thầy ngã xuống một con suối chảy xiết và sắp chết đuối thì được Fidel nhảy xuống dìu vào bờ. Cả hai đã quỳ bên bờ suối, cảm ơn Chúa về sự may mắn ấy.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm