| Hotline: 0983.970.780

Gian nan "Hồn Việt"

Thứ Năm 04/07/2013 , 09:41 (GMT+7)

Giữa thời khó khăn của sân khấu truyền thống phía Bắc, việc tổ chức một chương trình định kỳ giữa Thủ đô như “bỏ muối vào biển”.

Giữa thời khó khăn của sân khấu truyền thống phía Bắc, việc tổ chức một chương trình định kỳ giữa Thủ đô như “bỏ muối vào biển”.

Nhưng bỏ muối vào biển không có nghĩa là mất đi mà khi nào cần muối thì chỉ việc cho nước bốc hơi. Đó là chia sẻ của nghệ sĩ Linh Huyền, người đưa chương trình “Hồn Việt” ra Thủ đô biểu diễn định kỳ mỗi thứ Hai hằng tuần.

Sau gần 2 năm biểu diễn tại TP HCM, ngày 1/7 vừa qua, “Hồn Việt” đã được tái hiện tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội. Đêm diễn đầu tiên không đông khán giả như mong đợi. Tuy nhiên, đêm diễn đầu tiên cũng chứng mình được, vì sao “Hồn Việt” đã “sống được” tại TP Hồ Chí Minh.

Giữa sân khấu sang trọng bậc nhất Thủ đô, khán giả đã được thưởng thức đầy đủ những tinh hoa văn hóa Việt Nam đúng như tên gọi “Hồn Việt”. 60 phút của chương trình là 60 phút khán giả được trải nghiệm những cái hay, cái đẹp về truyền thống lịch sử yêu nước chống ngoại xâm; phong cảnh đất nước và con người Việt Nam từ thời dựng nước đến nay.


Nghệ sĩ Linh Huyền (giữa) hát xẩm chợ Mục hạ vô nhân trong chương trình Hồn Việt tại Nhà hát lớn Hà Nội - Ảnh: tuoitre.vn

“Hồn Việt” đặc biệt bởi những tiết mục đặc sắc, nhằm tôn vinh văn hóa Việt với sự chuyển cảnh tinh tế mà không phải sân khấu nào cũng có thể làm được.

Chỉ một thoáng tái hiện hình ảnh Hai Bà Trưng, một thoáng hình ảnh chú Cuội cây đa biến mất, thay vào đó là các em bé ngày xưa để tóc một chỏm trái đào dung dăng dung dẻ chơi nhảy dây và hát điệu đồng dao “Bắc kim thang” như đưa khán giả trở lại thời thơ ấu.

Chưa hết, những tinh hoa của các bộ môn nghệ thuật dân tộc, từ hát xẩm, hát văn, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ... đến cải lương; từ những âm thanh rộn ràng ngày hội múa sạp các dân tộc miền núi phía Bắc đến tiếng tù và, tiếng đàn đá và cồng chiêng đậm chất Tây Nguyên... đến những tiết mục thể hiện cuộc sống đường phố đương đại đều được tái hiện trong “Hồn Việt”.

Không chỉ là người đầu tư tiền bạc cho chương trình, viết kịch bản, Linh Huyền xuất hiện xinh đẹp và duyên dáng bất ngờ trên sân khấu trong vai trò dẫn chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Bất ngờ hơn nữa, người đàn bà đẹp và đa tài này còn hóa thân vào vai người đàn ông mù và ca trọn bài hát xẩm “Mục hạ vô nhân” rất ngọt.

Sau bao năm lăn lộn trong nghề, từ ca cải lương, diễn kịch nói, hài kịch, viết kịch bản tuồng cổ với “Bà chúa thơ Nôm”, “Sương Nguyệt Ánh”, “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”… nhận được lời khen từ phía chuyên môn và khán giả. Nhưng Linh Huyền vẫn đau đáu với việc làm một chương trình nghệ thuật khoe hết tin hoa văn hóa Việt với khán giả.

Giới trong nghề và cả khán giả nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Linh Huyền liều lĩnh thế, khi vở “Bà chúa thơ Nôm” lỗ hơn 250 triệu đồng, vở “Trần Quốc Toản”, mỗi suất diễn ở rạp Kim Châu - TP Hồ Chí Minh lỗ 20 triệu đồng… Chị cười vui, biết làm sao được khi đã lỡ đam mê và may mắn là chị có người chồng luôn hậu thuẫn và chia sẻ với chị kinh phí để tiếp tục dấn thân và cháy hết mình cho nghệ thuật.

Bỏ tiền làm một chương trình nghệ thuật sang trọng định kỳ giữa Thủ đô trong thời khó khăn của sân khấu là điều táo bạo. Bởi vì, dù được biểu diễn định kỳ vào ngày 15 và 23 hằng tháng lúc 17g - 18g, tại Nhà hát TP.Hồ Chí Minh từ năm 2011 thì cho đến thời điểm này, “Hồn Việt” phía Nam mới chỉ thu đủ chi cho mỗi chương trình.

Trong không khí ảm đạm của sân khấu kịch truyền thống phía Bắc, không mấy ai dám tin vào thành công của chương trình. Tuy nhiên, Linh Huyền vẫn tin tưởng với đam mê của mình.

Trong bối cảnh hoạt động du lịch ở Thủ đô còn thiếu nhiều sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm văn hóa, nghệ thuật truyền thống, lịch sử, chương trình “Hồn Việt” là món ăn tinh thần ấn tượng cho du khách quốc tế trong hành trình đến Việt Nam.

“Đầu tư cho văn hóa thì khó mà tính chuyện lỗ lãi. Tôi luôn nghĩ, nó giống như chuyện mình bỏ muối vào biển thì chả bao giờ sợ mất. Ngày nào đó muốn lấy lại chỉ việc cho nước bay hơi. Mình có tâm huyết thì các vị tổ nghiệp sẽ hỗ trợ mình”, nghệ sĩ Linh Huyền chia sẻ.

NSND Vũ Ngoạn Hợp, đạo diễn phần nghệ thuật xiếc trong chương trình “Hồn Việt” - người cũng từng tham vọng đưa chương trình xiếc “Làng tôi” thành chương trình định kỳ tại Hà Nội, chia sẻ: “Tôi thấy chúng ta ít có những chương trình giới thiệu với người nước ngoài về văn hóa, nghệ thuật của người Việt Nam. Đặc biệt là làm định kỳ tại Hà Nội.

Đây là ước mơ của nhiều nghệ sĩ phía Bắc nhưng chưa thành hiện thực. Giờ đây, có người tâm huyết như Linh Huyền, chúng tôi sẽ hỗ trợ hết mình. Chương trình ở Sài Gòn rất thành công với người nước ngoài. Mong là trong thời gian tới, khán giả Hà Nội và du khách đến Thủ đô sẽ biết đến chương trình”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm