| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm người bắt xe buýt lên thành phố "vây"... ủy ban

Thứ Ba 08/04/2014 , 13:08 (GMT+7)

385 người dân bắt xe buýt lên TP Bắc Ninh, tụ tập trước Văn phòng tiếp công dân của UBND tỉnh khiếu nại, phản đối. Dân ở đây cứ nghe thông tin huyện, tỉnh chọn địa phương mình làm nơi xây bãi rác là y như rằng phản đối ngay lập tức.

Vụ việc xảy ra sáng 7/4/2014, khi người dân  thôn Cổ Lãm, xã Bình Định, huyện Lương Tài đi xe buýt lên TP Bắc Ninh.

Theo như đơn phản ánh của bà con nhân dân thôn Cổ Lãm, xã Bình Định gửi Báo NNVN, ngày 3/10/2013, Phòng Tài nguyên- môi trường huyện Lương Tài lập báo cáo kết quả khảo sát “Đề án khu xử lí chất thải rắn sinh hoạt tập trung của huyện” đặt tại thôn Cổ Lãm, xã Bình Định.

Qua quá trình khảo sát chọn ra 4 địa điểm và cuối cùng chọn xứ đồng 6 Mẫu thôn Cổ Lãm làm nơi đặt nhà máy. Theo chia sẻ của người dân, địa điểm này qua khảo sát cho thấy nằm cách khu dân cư thôn Cổ Lãm khoảng 643 m, cách khu dân cư Kim Thao, xã Lâm Thao 951 m và cách thôn Kim Đào, thị trấn Thứa trên 1.000 m.

Năm 2011, tỉnh Bắc Ninh chi ngân sách hơn trăm tỉ đồng, cấp mỗi thôn 200 triệu đồng để tiến hành xây dựng các bãi trung chuyển rác. Tuy nhiên, do việc giải ngân quá thuận lợi cộng với quá trình triển khai thiếu giám sát, kiểm tra nên có hàng chục bãi trung chuyển rác của các thôn xây dựng sai quy hoạch, vi phạm đê điều, công trình, không có đường cho xe ô tô vào thu gom... Chính vì vậy, nhiều trạm trung chuyển rác bây giờ lại trở thành bãi rác khiến hàng chục tỉ đồng tỉnh Bắc Ninh chi ra có nguy cơ biến thành… rác.

Nhưng theo bà Vũ Thị Thuận, một người dân trong thôn Cổ Lãm đứng tên trong đơn: Điều khiến bà con nhân dân thôn Cổ Lãm bức xúc nhất là trong quá trình lập đề án khảo sát, người dân không được thông báo, bàn bạc. Chỉ khi các văn bản giấy tờ của dự án đã được lập xong dân mới hay.

Để chứng minh các văn bản của Sở Xây dựng Bắc Ninh và Phòng Tài nguyên- môi trường huyện có vấn đề, người dân thôn Cổ Lãm lấy Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn về Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ra đối chiếu thì khoảng cách cách li vệ sinh từ khu xử lí chất thải rắn đến khu dân cư ít nhất phải từ 3.000 m trở lên và với các công trình xây dựng khác là trên 1.000 m.

Trong khi đó, tại văn bản số 10/SXD-QLHT ngày 17/7/2013 của Sở Xây dựng Bắc Ninh gửi các huyện, thị xã hướng dẫn việc lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Sở Xây dựng hướng dẫn khoảng cách đặt nhà máy đến chân công trình xây dựng xung quanh ít nhất 500 m theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 5/2/2010 của Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, đến ngày 22/11/2013, Sở TN-MT Bắc Ninh lại có Văn bản số 05/HD-TNMT khẳng định các huyện, thị xã khi khảo sát địa điểm phải căn cứ vào Quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT.

Mà tại Điều 13, Thông tư liên tịch nêu rõ: “Về lập quy hoạch xây dựng thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BXD, ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng”. Tức khoảng cách từ nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đến khu dân cư phải cách ít nhất 3.000 m.

16-15-43-e163156322 16-15-43-b163156817
16-15-43-d163157143 16-15-43-c163156941

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Bá Ngọc - Phó Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp thôn Cổ Lãm, 1 trong 385 người được lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh mời vào phòng tiếp dân làm việc trong sáng 7/4 cho hay: Việc bà con nhân dân thôn Cổ Lãm lên tận HĐND, UBND khiếu nại là chuyện cực chẳng đã, song nguyên nhân sâu xa cũng chỉ vì sự thiếu dân chủ khi làm quy hoạch mà ra.

Bản thân ông Ngọc cho biết, mặc dù là Phó Chủ nhiệm HTX đóng trên địa bàn xã Bình Định, song ông không hề hay biết về việc quy hoạch xây bãi rác cho đến thời điểm đề án được công bố rộng rãi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đại Đồng - Phó Giám đốc Sở TN-MT Bắc Ninh cho biết: "Việc xây dựng khu xử lí rác thải tại các huyện tại Bắc Ninh không phải Sở TN-MT chịu trách nhiệm toàn bộ mà còn do rất nhiều Sở, ngành khác cùng tham gia. Trong đó, Sở Xây dựng kết hợp với các huyện khảo sát chọn địa điểm; Sở TN-MT đánh giá tác động môi trường và làm các thủ tục liên quan bàn giao, thu hồi đất; Sở Khoa học- Công nghệ lựa chọn công nghệ xử lí rác và Sở Tài chính lo về kinh phí, ngân sách xây dựng". Ông Đồng cho biết, công nghệ xử lí rác tại các huyện được phê duyệt đều là công nghệ đốt chứ không phải chôn lấp nên bà con nhân dân không nên quá hoang mang lo lắng.

Chính vì vậy, bản thân ông Ngọc và hàng trăm hộ dân ở thôn Cổ Lãm, mong muốn lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thành lập đoàn thanh tra để làm rõ quá trình khảo sát quy hoạch của huyện Lương Tài và Sở Xây dựng có đúng quy trình, quy hoạch và thủ tục hay không.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, vấn đề quy hoạch khu xử lí rác thải với tỉnh Bắc Ninh hiện đang gặp vô vàn khó khăn, thậm chí có thể nói như đi vào ngõ cụt khi không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của bà con nhân dân những nơi dự định được quy hoạch.

Chuyện bắt đầu khi bãi rác Đồng Ngo, TP Bắc Ninh bị quá tải và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên ngày 10/7/2013, Tỉnh ủy Bắc Ninh có Thông báo số 506-TB/TU về việc thông báo kết luận của Bí thư Tỉnh ủy về một số giải pháp xử lý các bãi rác trên địa bàn.

Trong Thông báo, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Trần Văn Túy nhấn mạnh: “Bố trí mỗi huyện, thị xã lựa chọn từ 1 - 2 bãi rác để tổ chức xử lý rác thải tại chỗ. Việc lựa chọn địa điểm phải đúng tiêu chuẩn, tiến hành khảo sát cụ thể và tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân”.

Tuy nhiên, với một tỉnh đất chật, người đông như Bắc Ninh để tìm được một địa điểm phù hợp theo quy định đã là mò kim đáy bể, đằng này mỗi huyện phải tìm một địa điểm để lo “đầu ra” cho địa phương mình quả thực rất khó chứ không phải là khó (tỉnh Bắc Ninh có tất cả 1 TP, 1 TX và 6 huyện).

16-15-43-2163156680
Hàng chục bãi trung chuyển rác tại của Bắc Ninh đang trở thành bãi rác nguy cơ lãng phí hàng chục tỉ đồng tiền ngân sách

Bằng chứng là việc, cứ nghe thông tin huyện, tỉnh chọn địa phương mình làm nơi xây khu xử lí chất thải tập trung là y như rằng người dân biểu tình, phản đối ngay lập tức. Trước đó, ngày 17/1/2014, hàng nghìn người dân xã Phú Lâm, huyện Tiên Du đã giam lỏng Chủ tịch UBND xã này cả ngày trời để phản đối việc xã “đồng ý” để huyện chọn xã làm nơi xây dựng bãi rác.

Với tình hình và cách làm này, chắc chắn sẽ còn tiềm ẩn rất nhiều đơn thư, khiếu nại của người dân khi các huyện khác trong tỉnh Bắc Ninh tiến hành công bố quy hoạch xử lí rác thải tập trung.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm