| Hotline: 0983.970.780

Hoàng Việt Hằng viết văn xuôi

Thứ Năm 15/12/2011 , 10:10 (GMT+7)

Sau tiểu thuyết “Một bàn tay thì đầy”, một cuốn tản văn có tên gọi “Người cho đã không nhớ” của Hoàng Việt Hằng vừa được NXB Thanh Niên ấn hành.

Hoàng Việt Hằng thành danh một nhà thơ qua những tác phẩm “Tự tay nhóm lửa”, “Một mình khâu những lặng im”, “Vệt trăng và cánh cửa”… Thế nhưng, ở cái thời thơ thưa vắng người đọc, nữ sĩ cũng phải mưu sinh bằng cách viết báo, đúng như Hoàng Việt Hằng thổ lộ: “Những ngày làm lữ thứ tha hương/ Đi viết nuôi con/ Như người mẹ đi nương/ Rắc ngô và rắc lúa/ Tôi cày trên đồng chữ…”.

Sau tiểu thuyết “Một bàn tay thì đầy”, một cuốn tản văn có tên gọi “Người cho đã không nhớ” của Hoàng Việt Hằng vừa được NXB Thanh Niên ấn hành.

Văn xuôi của Hoàng Việt Hằng có gì lạ? Thứ nhất, chị có bề dày hoạt động văn học để tạm đủ tư liệu viết về chân dung văn nghệ sĩ. Thứ hai, lối cảm lối nghĩ của một nhà thơ mang lại vẻ đẹp riêng cho thể loại tùy bút hoặc tản mạn. “Người đã cho không nhớ” chia làm hai mảng như vậy, phô diễn sở trường của tác giả nhưng cũng không che được sở đoản của tác giả.

Dù có nhiều thông tin thú vị, nhưng mảng chân dung của Hoàng Việt Hằng đều ở dạng kỷ niệm cá nhân. Chị không chú trọng chi tiết, nên sự dàn trải không thể nào phác thảo đậm nét gương mặt từng nhân vật. Ví dụ, những dữ kiện nghệ thuật về Tô Hoài hoặc Tào Mạt, nếu xử lý khéo léo hơn, sẽ có được nhiều trang viết thú vị. Hơn nữa, do không chuyên chú văn xuôi nên chị thỉnh thoảng hớ hênh để lọt những cột mốc không có khả năng bám trụ với thời gian.

 Bài “Nhà biên kịch Tào Mạt”, nếu viết “Ông yên nghỉ ở cánh đồng Thạch Thất đã 15 năm” thì không ổn, lẽ ra phải viết “ông yên nghỉ ở cánh đồng Thạch Thất từ năm 1993” thì sẽ tránh được sự lạc hậu thời gian tính khi cuốn sách rời khỏi nhà in. Tuy nhiên, sự dấn thân giúp một người đã quá tuổi tri thiên mệnh như Hoàng Việt Hằng có được kiểu nói hiện đại. Chẳng hạn, viết về tác giả lời thơ “Chị tôi” được phổ nhạc khá nổi tiếng, Hoàng Việt Hằng tung hứng sinh động: “Đoàn Thị Tảo sống một mình, tảo tần vì gia đình lớn, ngoảnh lại thì duyên muộn cũng chấm com thôi!”.

Đối với thể loại tản văn, Hoàng Việt Hằng có thế mạnh cảm xúc tinh tế. Tư duy thơ giúp văn Hoàng Việt Hằng bay bổng và dạt dào. Bài “Chảy đi những dòng quê” kết lại xao xuyến: “Những thứ hoa mía, hoa cải không cắm trong lọ trong bình, nhưng cắm mãi trong tim con người, dù đi đâu cũng tìm về sông quê”. Đặc biệt, từ chính cuộc đời gian truân và lận đận của mình, Hoàng Việt Hằng có được không ít văn cảnh rung động về lòng nhân ái.

 Bài “Đời người gió thổi mây bay”, Hoàng Việt Hằng kể lại câu chuyện bà Thái – một người hàng xóm tốt bụng đã cưu mang và giúp đỡ những ngày khốn khó, mà ấn tượng xao xác nhất là câu an ủi nỗi đơn côi: “Về nhà lúc sấp bóng hãy nhìn lên tường. Nếu thấy bóng mình cũng là thấy mẹ, thấy em cháu về. Thôi thì phận mỏng, ít ra mình còn có người thân ở trên tường kia, trên ban thờ kia”. Và nhờ đó, Hoàng Việt Hằng nhận ra: “Tôi đã nhìn bà thắp đèn dầu với đôi bàn tay bé nhỏ, thắp lên tình nghĩa xóm giềng thiêng liêng nhất đời tôi”.

“Người cho đã không nhớ” vỏn vẹn 200 trang, không gợi nhiều suy tưởng cho người đọc nhưng khép sách lại có dư vị bùi ngùi của một tấm lòng tha thiết với mọi người, dẫu nghiệt ngã, dẫu bôn ba!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm