| Hotline: 0983.970.780

Khấm khá nhờ cá chép đỏ

Thứ Tư 04/02/2015 , 06:13 (GMT+7)

Về thăm làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vào tháng Chạp này, chúng tôi được chứng kiến một bầu không khí sôi động, tấp nập nơi đây, khi nhà nhà, người người hối hả chuẩn bị cho một mùa thu hoạch cá chép đỏ.

Nói tới làng quê này thì hầu như dân các vùng lân cận, cũng như một số tỉnh thành phía Bắc đều không lạ lẫm gì, bởi nơi đây từ mấy chục năm nay đã quá nổi tiếng với nghề nuôi, gột cá chép đỏ để phục vụ cho ngày cúng “ông Táo về trời”.

Cả làng nuôi, gột cá chép

Từ nhiều năm nay Thủy Trầm có tới hơn 90% số hộ nuôi, gột cá chép đỏ chuyên phục vụ cho việc cúng lễ. Thực ra, cách nay khoảng 30-40 năm, nghề nuôi thả cá chép đã hình thành và phát triển tại Thủy Trầm, nhưng số lượng các hộ dân tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay, chứ chưa phát triển rầm rộ như bây giờ.

Anh Nguyễn Văn Nam, một người có nghề nuôi cá chép hơn chục năm nay kể rằng, công việc nuôi cá làm ăn phát đạt của số ít hộ đã khiến các gia đình khác bắt chước làm theo. Người nọ học người kia, nhà này học nhà khác… dần dần, hầu như cả làng đều chú trọng vào việc nuôi cá chép.

Nuôi, gột cá chép đỏ là công việc cũng không đòi hỏi nhiều sự cầu kỳ, cũng như kỹ thuật phức tạp, mà chỉ cần mua cá giống về thả chừng từ 4-6 tháng là cho thu hoạch.

 Thường cá giống được các hộ nuôi mua từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch, với kích cỡ to bằng ngón tay trẻ em (1 kg khoảng 150 con). Qua mấy tháng nuôi, lúc thu hoạch cá to cỡ vài ba ngón tay là đạt tiêu chuẩn, vì nhu cầu cúng lễ loại cá tầm nhỏ như vậy được thị trường ưa chuộng, chứ cá to quá họ cũng không thích.

Cá chép đỏ có nguồn gốc xuất xứ là Nhật Bản, là loài cá ăn tạp, nên người dân nuôi có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn, như cỏ, cám, rau băm, các loại cá tạp băm nhỏ…

Dạo thăm “làng cá”, chúng tôi thấy nhà nào cũng nuôi cá, khi họ tận dụng mọi nơi, mọi chỗ để nuôi, gột loài cá chép đỏ. Từ các bể đựng nước, ao nhà, thậm chí là các khoảng sân, vườn trống cũng được tận dụng xây bờ lát nền tạo bể chứa nước để nuôi cá.

18-56-40_c-chep-do-duoc-gom-v-phn-loi-chun-bi-bn-buon-vo-ngy-ong-to-sp-toi

Bà Lê Thị Tâm, chủ của một ao cá lớn trong nhà, và 1 ao cá lớn ngoài ruộng kể: “Ngày trước, việc nuôi cá chép đỏ, vàng thường chỉ diễn ra ở ao nhà, nhưng chục năm nay người ta mang cá ra đồng đào ao vực đất ruộng để nuôi.

Nhiều hộ đấu thầu được ao đầm lớn của HTX thì họ nuôi quy mô lớn lắm. Nhà tôi nuôi 2 ao với khoảng 2 sào đất vậy mà 4 nhân khẩu cũng chạy đi chạy lại cũng bận bịu”.

Khi chúng tôi có mặt tại làng quê này thì ngày "ông Táo về trời" đã chỉ còn cách có hơn chục ngày nữa. Lúc này đây, người dân làng cá bắt đầu vào mùa làm ăn, khi nhà nào cũng lo tháo bớt nước ở bể lớn nuôi cá, cũng như hút cạn ao nuôi để gom, lọc và phân loại các loại cá chép theo kích cỡ.

Nhiều nếp nhà mái bằng, mái ngói nhà tầng kiểu cách mọc lên của các hộ dân được xây cất bằng tiền nuôi cá chép đỏ. Hầu như tất cả các gia đình đều mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền như ti vi màn hình phẳng, xe gắn máy, tủ lạnh, máy giặt.
Điều đặc biệt là, từ khi nghề cá chép đỏ phát đạt, khấm khá thì con em trong làng đều có điều kiện học tập đến nơi đến chốn mà không phải bỏ nửa chừng...

Sau khi phân loại, từng kích cỡ, cá chép được gom vào các bể nhỏ chờ tới gần ngày ông Táo về trời để bán buôn cho các thương lái tới chở đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành, trong đó có thị trường Hà Nội là đáng kể nhất.

Khá lên

“Trước kia nhà tôi làm 3 sào ruộng, cùng mấy sào sắn thì quanh năm thiếu đói triền miên. Từ khi có ông chú họ cho vay vốn và vận động nuôi cá chép đỏ thì gia đình tôi đã không còn thiếu đói. Khoảng dăm năm nay thì có tích cóp được chút ít, và dự định vài năm nữa sẽ xây cất ngôi nhà mái bằng cho đàng hoàng”.

Đó là chia sẻ của chị Trần Thị Thủy, một người mới bước vào nghề nuôi, gột cá chép đỏ được gần chục năm nay. Cũng theo chị Thủy, nhà chị chỉ có 1 ao nuôi với khoảng diện tích hơn 1 sào vậy mà mỗi mùa cuối năm thường thu về hơn trăm triệu đồng. Sau khi trừ chi phí đi rồi cũng lời khoảng dăm, sáu chục triệu đồng.

Với những hộ dân nuôi nhiều, khoảng vài, ba ao nuôi cùng khoảng diện tích lớn thì thu nhập của họ là rất lớn.

Anh Nguyễn Văn Tường, người nuôi cá chép đỏ có thâm niên gần 20 năm, là một gương điển hình trong mô hình làm kinh tế giỏi. Nhà anh Tường có 5 ao nuôi lớn nhỏ, mỗi mùa cuối năm xuất bán khoảng mấy tấn cá chép ra thị trường.

Theo dự báo, giá cá chép đỏ bán buôn năm nay sẽ vào khoảng từ 130.000 - 150.000 đồng/kg thì nguồn thu của gia đình anh Tường là rất lớn.

Tuy nhiên, theo anh Tường tiết lộ thì khoản lợi nhuận cũng chỉ được bằng nửa nguồn thu, chứ tiền đầu tư giống, thức ăn, công cán chăm sóc là không ít.

18-56-40_mot-o-nuoi-vu-duoc-hut-cn-nuoc-de-gom-c-chep-chun-bi-bn

Anh Tường cho hay: “Để làm giàu từ nghề nuôi gột cá chép thì không nhiều, bởi phải nuôi với quy mô diện tích lớn, nhưng để đủ ăn, khấm khá lên thì đại đa số nhà nào tham gia cũng đạt được. Những hộ nuôi mô hình nhỏ có lời mỗi năm dăm ba chục triệu đồng là có thực.

 Ngay như gia đình tôi, nói tổng thu cả năm, sáu trăm triệu thật đấy, nhưng chi li tính toán cũng chỉ lãi cỡ vài ba trăm. Hơn thế nữa, công lao của cả đại gia đình hơn chục người đổ vào đó là rất nhiều…”.

Qua suốt một ngày rong ruổi tại làng cá cũng như các làng quê phụ cận ở Cẩm Khê, chúng tôi nhận ra một điều là, trong khi nhiều làng quê khác còn tiêu điều xác xơ vì nghèo thì Thủy Trầm đã khấm khá lên trông thấy.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm