| Hotline: 0983.970.780

Kháng kháng sinh trong chăn nuôi

Thứ Hai 23/10/2017 , 14:28 (GMT+7)

Một trong những nhầm lẫn phổ biến nhất về sử dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi là sự khác biệt giữa sử dụng kháng sinh cho phòng bệnh và sử dụng kháng sinh cho kích thích tăng trưởng.

* Phòng ngừa để bảo vệ!

Do nhu cầu cấp thiết trên phạm vi toàn cầu về sự bảo toàn tính hiệu quả của kháng sinh, tất cả các Chính phủ và ngành công nghiệp dược cần phải cân nhắc kỹ lưỡng cách sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như các sáng kiến liên quan tới con người và môi trường.
 

Kháng sinh cho phòng bệnh

Sự phức tạp của vấn đề kháng kháng sinh khiến việc giải quyết nó càng trở nên khó khan hơn trong thực tế. Lý do là có sự tương tác giữa sức khỏe con người, sức khỏe vật nuôi và môi trường, dù các loại kháng sinh khác nhau và có cơ chế tác động khác nhau, do mục đích sử dụng khác nhau.

nh-1124016744
Tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm

Yêu cầu xác định tính kháng kháng sinh ngày càng trở nên phức tạp do sự khác biệt về “đa dạng địa lý, kỷ luật và xã hội có ảnh hưởng đến sự hiểu biết và cách hiểu về kháng sinh ở các quốc gia có ngôn ngữ khác nhau".

Một trong những nhầm lẫn phổ biến nhất về sử dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi là sự khác biệt giữa sử dụng kháng sinh cho phòng bệnh và sử dụng kháng sinh cho kích thích tăng trưởng. Sử dụng kháng sinh cho phòng bệnh bao gồm sử dụng cho vật nuôi không (chưa) có dấu hiệu lâm sàng về nhiễm trùng, và do trải qua nhiều lần sử dụng kháng sinh sẽ cho ra phản ứng tăng trưởng ngẫu nhiên.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sử dụng kháng sinh phòng bệnh như sau: “sử dụng một hoặc nhiều kháng sinh trong vật nuôi khỏe mạnh được xem là có nguy cơ lây nhiễm hoặc trước khi bắt đầu bệnh truyền nhiễm lâm sàng”. Trong khi đó kích thích tăng trưởng được định nghĩa là “sử dụng hoạt chất kháng sinh để tăng cân và/hoặc tối ưu hóa hiệu quả của thức ăn”.

Sự phân biệt này rất quan trọng bởi sử dụng một số nhóm kháng sinh cho mục đích phòng bệnh – đặc biệt là với các nhóm không dùng trong nhân y có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát kháng sinh và chăm sóc tốt cho động vật. Ví dụ, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho phép “sử dụng sản phẩm đồng thời với một nhóm động vật có sức khỏe khỏe mạnh (nhưng được xem là có nguy cơ nhiễm bệnh), để phòng ngừa cho chúng khỏi những dấu hiệu lâm sàng đang phát triển, và hơn nữa là để phòng ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh".

Một ví dụ điển hình là khi có nhu cầu phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở gà, khi có sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sau của bệnh, việc điều trị sau đó thường không hiệu quả và tỷ lệ tử vong cao gần như là chắc chắn. Một ví dụ khác là khi heo cai sữa, hoặc được vận chuyển giữa các cơ sở chăn nuôi trong thời gian ngắn khi hệ miễn dịch chưa chịu được những áp lực do sự thay đổi về môi trường dẫn đến con heo có thể bị đi kiết.

Giáo sư David Burch giải thích rằng: “Khi bạn có khoảng 200 con lợn cai sữa mỗi tuần, bạn không thể chắc chắn được con heo nào đang mang chủng Streptococcus suis và có khả năng bị phá vỡ khuẩn huyết, viêm màng não, viêm khớp, viêm màng ngoài tim và có thể tử vong".

Nếu không được phòng ngừa, việc chữa trị cho đàn heo đòi hỏi phải sử dụng loại kháng sinh mạnh hơn (thường là kháng sinh quan trọng trong nhân y) để điều trị sau khi các triệu chứng xuất hiện, do đó tăng áp lực kháng thuốc lên kháng sinh được sử dụng.

Một báo cáo gần đây của Chính phủ Úc cho rằng việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh là “chỉ khi có sự bùng phát bệnh dịch hoặc để bảo vệ động vật bị phơi nhiễm bệnh, do đó việc điều trị chỉ được chỉ định trong một khoảng thời gian giới hạn. Nồng độ kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi cho mục đích điều trị thường cao hơn nhiều so với sử dụng cho kích thích tăng trưởng”.

Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh đối với các điều kiện này cần được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, và trong suốt từng khoảng thời gian cụ thể của vòng đời vật nuôi. Kích thích sinh trưởng thường dùng ở liều thấp hơn, và dùng liên tục do đó, có thể phân biệt được giữa hai hình thái này dựa trên những chi tiết thực tế về sử dụng.


Kháng sinh cho kích thích tăng trưởng

Việc sử dụng kháng sinh dự phòng qua thức ăn chăn nuôi (thay vì tiêm) thường bị hiểu không chính xác là cho mục đích kích thích tăng trưởng. Có nhiều lý do hợp lý cho việc sử dụng thuốc phòng bệnh thông qua thức ăn chăn nuôi sẽ tốt hơn cho sức khỏe động vật.

Các kết quả kháng kháng sinh hơn là điều trị riêng lẻ từng vật nuôi sau khi có các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện được ghi nhận bởi các cơ quan quản lý như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược (FDA, Hoa Kỳ), theo đó FDA “xem xét việc sử dụng kháng sinh có liên quan đến điều trị, kiểm soát và phòng các bệnh cụ thể, bao gồm quản lý thông qua thức ăn hoặc nước uống, là những biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe của động vật dùng làm thực phẩm” .

Ví dụ có những kháng sinh không hòa tan được, do đó liều lượng chính xác nhất đạt được thông qua việc trộn với chất khô trong thức ăn chăn nuôi đã chế biến.

Một lý do khác là khi vật nuôi đã bị ốm nặng, chúng thường bị cảm giác thèm ăn, do đó chúng không được ăn hoặc uống, hoặc ăn uống không nhiều, do đó liều lượng có thể ít chính xác hơn. Việc điều trị riêng từng vật nuôi trong các đợt bùng phát dịch bệnh cũng tăng thêm áp lực lên vật nuôi do cần có sự chăm sóc.

Có một vài cách thức quan trọng và thiết thực, trong đó các cơ quan quản lý có thể chắc chắn rằng việc sử dụng kháng sinh cho phòng bệnh, bao gồm thông qua thức ăn, là phù hợp, và không ngụy trang cho mục đích kích thích tăng trưởng.

Thứ nhất, kiểm soát sự kháng thuốc trong vi khuẩn thực phẩm và vi khuẩn commensal thông qua việc giám sát phòng thí nghiệm sẽ cho ra mức độ kháng thuốc và theo đó là hình thức sử dụng trên các loài, các nhóm kháng sinh và khu vực địa lý.

Thứ hai, theo dõi số liệu bán và sử dụng kháng sinh sẽ giúp đảm bảo sử dụng đúng theo chỉ dẫn, nghĩa là nếu khối lượng/chủng loài/chỉ dẫn/liều dùng/thời gian không phản ánh đúng mô hình sử dụng thuốc, các nhà quản lý sẽ có lý do để nghi ngờ việc sử dụng không thận trọng, và có các hành động tiếp theo.

Tại sao một số Chính phủ kiểm soát và giám sát các hành động ưu tiên trong kế hoạch hành động quốc gia nhằm xác định kháng kháng sinh – bao gồm Úc, New Zealand, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu?

Bởi kháng khánh sinh là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe toàn cầu, và là một trong những vấn đề phức tạp nhất để có thể hiểu cặn kẽ và quản lý nó. Do đó, từ nhóm G20 đến Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, WHO, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), và các Chính phủ, các ngành công nghiệp dược, đã triển khai nhiều chương trình cũng như các biện pháp thực hiện, để đảm bảo rằng chúng ta bảo toàn được hiệu quả của kháng sinh đối với con người và động vật.

Với cách tiếp cận rõ ràng và nhất quán trong đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và truyền thông rủi ro (bao gồm giải thích vai trò của các lựa chọn kháng sinh phòng bệnh), điều này có thể được giải quyết thành công khi chăm sóc phúc lợi động vật và duy trì sự ổn định, an ninh lương thực cho số dân toàn cầu đang ngày càng gia tăng.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm