| Hotline: 0983.970.780

“Khóc tàu” ngày áp Tết

Thứ Tư 10/02/2010 , 10:47 (GMT+7)

Hệ lụy do giá vàng và xăng dầu tăng đang tác động nhiều chiều đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhưng với bà con ngư dân – những người quanh năm bám biển ngày đêm thì sự tác động này lại vô cùng to lớn.

Thuyền của ngư dân chuẩn bị cho dịp đánh bắt hải sản ngày Tết.

Cùng với những vũ điệu hỗn loạn của vàng, giá xăng dầu tiếp tục tăng đang đẩy chi phí ra khơi của ngư dân tại Nghệ An nói riêng và ngư dân trong cả nước lên cao. Trong khi đó, sản lượng khai thác giảm, giá thành nằm tại chỗ khiến cho đời sống gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Nhiều nơi, tàu cá phải đắp chiếu nằm bờ và chưa biết bao giờ mới có thể hoạt động trở lại.

Hệ lụy do giá vàng và xăng dầu tăng đang tác động nhiều chiều đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhưng với bà con ngư dân – những người quanh năm bám biển ngày đêm thì sự tác động này lại vô cùng to lớn. Trong khi, năm cũ sắp hết, Tết nhứt đang hối thúc đến từng mạn thuyền thì bà con vẫn đang phải chật vật với trăm nỗi lo rối vò như bong bóng.

Chi phí tăng, sản lượng giảm

Cảng cá Cửa Hội (Nghệ An) từ trước đến nay vẫn được xem là cảng cá lớn nhất vùng biển xứ Nghệ, hàng ngày nơi đây có hàng chục, thậm chí là hàng trăm tàu thuyền lớn có, bé có trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh cập cảng đổ cá cho ngư dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá xăng dầu tiếp tục leo thang đã khiến cho mật độ ra khơi của các thuyền cá ở đây giảm nhiều. Ông Trần Quảng – một ngư dân than thở: “Đối với tàu lớn, chi phí cho mỗi chuyến ra khơi không dưới 120 triệu đồng, tàu nhỏ cũng xấp xỉ cả trăm trăm triệu đồng. Trong khi trở về chỉ thu lại cả vốn lẫn lãi chưa được một nửa số vốn bỏ ra. Đó là chưa kể gặp phải hôm mưa gió, biển động thì coi như trở về trắng tay”.

Ngư dân Lê Thị Nguyên cho biết thêm: “Giá dầu lại tăng thêm 1.000 đồng/lít nên việc ra khơi hay không ra lúc này cần phải tính toán thật kỹ, không thể liều được”. Theo nhẩm tính của chị này, mỗi chuyến ra khơi (từ 17-20 ngày) tốn tầm 8.000 lít dầu, giá xăng dầu tăng kéo theo mỗi chuyến như thế tăng thêm từ 10 – 15 triệu đồng. Trước tình hình đó, nhiều ngư dân chọn giải pháp cho tàu thuyền đắp chiếu nằm bờ, một số khác cho thuyền đánh bắt ở các vùng gần bờ. Giá xăng dầu tăng, thiết yếu giá nhiều mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng theo. Tuy nhiên, theo bà con ngư dân thì cái mà họ lo ngại nhất là hải sản biển đang ngày một khan hiếm, trữ lượng ngày càng giảm mà ngư trường cũng xa hơn. Trong khi đó, giá bán sản phẩm hầu như giữ nguyên, hoặc có tăng cũng không đáng kể, không đủ để bù đắp chi phí và trang trải tiền thuê công nhân.

Không những thế, trước đây, mặc dù có khó khăn chút đỉnh nhưng bà con ngư dân vẫn còn được các chủ vựa thu mua cá cho tạm ứng tiền trước mỗi chuyến ra khơi. Thế nhưng, từ ngày giá dầu tăng, nhiều ngư dân đã không được tạm ứng tiền để ra khơi nên khó khăn chồng chất. Với một số hộ dân vay được tiền ngân hàng thì ngày đêm canh cánh nỗi lo tiền lãi ngân hàng, lãi mẹ lẫn lãi con thi nhau phát sinh. Với những hộ không vay được thì coi như dậm chân tại chỗ. Như trường hợp của anh Phan Hữu Trí phường Nghi Hải (Thị xã Cửa Lò), từ mấy đời nay gia đình anh sống nhờ vào sóng nước, chắt bóp mãi mới mua được cặp thuyền có công suất 800 CV. Mới đây, cần tiền để bảo dưỡng, chuẩn bị cho những chuyến ra khơi áp Tết nhưng chạy vạy mãi phía ngân hàng không cho vay vốn, gia đình anh đành ngậm ngùi nhìn tàu nằm bờ trong khi lẽ ra thời điểm này đã khởi động những chuyến ra khơi phục vụ cho thực phẩm những ngày Tết đang đến gần.

Tự cứu mình

Trước những khó khăn đó, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đã có những sáng kiến tương hỗ nhau trong quá trình ra khơi nhằm giảm bớt chi phí, giá thành. Một trong những sáng kiến đó là mô hình “tổ thuyền liên kết khai thác hải sản” của Hội Nông dân Thị xã Cửa Lò nhằm đối phó với tình hình tăng giá và hạn chế rủi ro trên biển. Đây cũng là mô hình dự kiến sẽ được áp dụng chủ yếu cho những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản trong dịp Tết nguyên đán này. Theo ông Nguyễn Hữu Loan – Chủ tịch Hội Nông dân Thị xã Cửa Lò thì trong cơn chật vật vì bão giá, các chi hội ngư nghiệp làm nghề cá ở các phường đã thành lập các tổ thuyền, mỗi tổ từ 3 – 5 chiếc. Khi xuất phát chỉ cần một thuyền nổ máy sẽ kéo theo các thuyền khác, ra đến ngư trường các thuyền tỏa đi khai thác. Phạm vi khai thác nếu không vượt quá 30 hải lý thì các thuyền liên lạc với nhau để gom sản phẩm lại, chỉ một thuyền chở vào bờ còn các thuyền khác vẫn tiếp tục công việc của mình giữa biển khơi. Cách làm này vừa giảm được thời gian, chi phí xăng dầu, và quan trọng hơn là tránh được rủi ro khi đi biển, nhất là những mùa biển động.

Một ngư dân ở phường Nghi Hòa (Tx.Cửa Lò) cho biết thêm, trước đây khi xăng chưa tăng giá, mỗi chuyến đi về tốn khoảng 1,2 triệu tiền dầu. Giờ đây, tham gia vào “tổ thuyền liên kết”, họ đã tiết kiệm chi phí cho mỗi chuyến ra khơi bằng cách ở lại ngư trường thêm 2 -3 ngày. Nhờ vậy, ngư dân mới có thể chống chọi với những chật vật bởi những lần xăng dầu tăng giá.

Cùng với giá vàng, giá xăng dầu tăng cao đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Không chỉ ngư dân méo mặt mà sức nặng lo toan đang ghì chặt lên người tiêu dùng. Trong đó, khổ nhất vẫn là người nghèo.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm