| Hotline: 0983.970.780

Không nên cổ vũ nhạc chế

Thứ Tư 08/07/2015 , 06:25 (GMT+7)

Khi VTV1 đưa Bùi Nhật Anh lên sóng để nói và hát những bài nhạc chế, đồng nghĩa đã hợp thức hóa một dòng chảy giải trí phi chính thống.

Nhạc chế đã có từ rất lâu. Nhạc chế tồn tại cũng có hình thức giống như cải biên đồng dao hay viết lời mới cho dân ca. Từ khi có internet thì nhạc chế phát triển rầm rộ hơn, thâm thúy cũng có mà nhố nhăng cũng có.

Tuy nhiên, nhạc chế chỉ là thứ bông phèng, không ai xem nhạc chế là sáng tạo. Vậy mà, bất ngờ thay, chương trình “Cuộc sống thường ngày” trên VTV1 tuyên dương một gương mặt nhạc chế là Bùi Nhật Anh.

Sau vài câu đối thoại vu vơ và tâng bốc, biên tập viên truyền hình đã chúc mừng những thành quả mà Bùi Nhật Anh đã đạt được và mong anh “tiếp tục làm mới tác phẩm âm nhạc”.

Thật khó tin, một kênh truyền hình quốc gia lại có thái độ ứng xử với văn hóa một cách như vậy.

Khi VTV1 đưa Bùi Nhật Anh lên sóng để nói và hát những bài nhạc chế, đồng nghĩa đã hợp thức hóa một dòng chảy giải trí phi chính thống.

Sự cổ vũ nhạc chế của VTV1 hết sức nguy hiểm, vì công chúng sẽ nhầm tưởng thú vui nhàn rỗi của Bùi Nhật Anh rất đáng khuyến khích, và thể loại nhạc chế rất đáng tôn vinh!

Nhạc chế, xét cho tường tận cũng là quyền được cười cợt của quần chúng. Thế nhưng, nhạc chế phải có bối cảnh thích hợp và cần phải hạn chế trong những không gian nhất định. Nhạc chế cốt trêu đùa, vì vậy đối tượng sử dụng nhạc chế nhiều nhất là các danh hài. Hầu hết những gương mặt diễn viên ăn khách như Hiệp Gà, Tự Long, Xuân Bắc… đều dùng nhạc chế như một thứ gia vị cho tiểu phẩm của họ.

Cá biệt, cặp nghệ sĩ Hồng Vân - Ngọc Giàu còn thực hiện luôn một loạt nhạc chế theo chủ đề “Làm dâu”, nhằm mỉa mai lối sống thực dụng của gia đình hôm nay.

Trong nghệ thuật có một hình thái kế thừa sáng tạo của người khác, gọi là tác phẩm phái sinh. Thí dụ, viết lời cổ cho tác phẩm tân nhạc. Trước đây, nhiều nhạc sĩ không mấy thích thú với chuyện ca khúc của mình bỗng dưng bị ca như… cải lương, nên ghi chú “Không cho phép phóng tác tân cổ giao duyên”.

Bây giờ đã có Luật Sở hữu trí tuệ, mỗi tác phẩm đều được quyền cấm xâm hại về nội dung, về cấu trúc, về tư tưởng. Khi chưa được sự đồng ý của tác giả, không ai có quyền chỉnh sửa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm.

Về cơ bản, nhạc chế đã vi phạm bản quyền. Nếu chỉ hát nhạc chế ở quán xá thì các nhạc sĩ cũng không nỡ trách giận. Tuy nhiên, khi xuất hiện dưới hình thức truyền thông có chủ đích, thì nhạc chế trực tiếp ảnh hưởng đến nguyên gốc.

Những danh hài khôn ngoan như Hoài Linh rất hiếm khi trình diễn nhạc chế từ các bài hát nổi tiếng, mà chỉ viết lời hóm hỉnh cho dân ca, như “Lý nói láo”, “Lý gái hư” hay “Lý bán quán”.

Cách đây vài năm, nhạc sĩ vừa quá cố Phan Huỳnh Điểu đã phản ứng rất gay gắt khi một tập đoàn viễn thông đã có bản nhạc chế từ ca khúc “Đoàn giải phóng quân” của ông, để làm bài ca sinh hoạt tập thể. Dù đơn vị này ngỏ ý trả cho nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu một khoản tiền tác quyền, nhưng ông cương quyết từ chối, vì không muốn tác phẩm của mình bị nhại thành “thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền, đầy túi mới về”.

Chàng trai viết nhạc chế mà VTV1 giới thiệu trân trọng là ai? Bùi Nhật Anh thường tự làm các video nhạc chế rồi đưa lên mạng, trong đó có bài “Bụi phấn” cực kỳ phản cảm. Không hiểu VTV1 đã dựa trên tiêu chí thẩm mỹ nào để đề cao nhạc chế, và còn dành ra mấy phút cho Bùi Nhật Anh hát bài “Và tôi cũng yêu ăn” nhái theo ca khúc “Và tôi cũng yêu em” của nhạc sĩ Đức Huy?

Trước đây, VTV1 từng đưa hiện tượng “ca sĩ Lệ Rơi” lên màn ảnh nhỏ để phỏng vấn như một phát hiện mới, khiến khán giả ngao ngán. Bây giờ VTV1 lại hoan nghênh Bùi Nhật Anh với nhạc chế, thì thật khó hiểu.

Một kênh truyền hình quốc gia không được phép phớt lờ vấn đề bản quyền, và càng không được tạo ra ngộ nhận về việc sáng tạo âm nhạc như một trò hề rẻ rúng!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm