| Hotline: 0983.970.780

Đà Nẵng:

Kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng từ phong lan

Chủ Nhật 14/12/2014 , 09:49 (GMT+7)

Loài phong lan này trổ bông quanh năm. Khi bông đã bung cánh là cắt bán. Bông có thể chưng hơn 1 tháng mới thay.

Lên mạng tìm hiểu, thấy mô hình trồng hoa phong lan Mokara đem lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Nguyễn Xuân Hùng (38 tuổi, xã Hòa Châu, Đà Nẵng) đã quyết tâm đầu tư. Đến nay, mỗi tháng vườn phong lan Mokara cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Anh Hùng cho biết, trước đây, anh làm nghề phổ thông, sau đó có chương trình nông thôn mới về xã, rồi Hội Nông dân phổ biến các mô hình trong đó có trồng hoa phong lan Mokara. Thấy mô hình này lạ, anh lên mạng tìm hiều  thì được biết được có một trang trại lớn trồng hoa phong lan Mokara tại huyện Củ Chi (TPHCM) cho thu nhập hàng tỉ đồng.
 
Anh khăn gói vào tận TPHCM để xin học hỏi kinh nghiệm và được chủ trang trại cổ vũ, giúp đỡ rất nhiệt tình. 

Về lại Đà Nẵng, năm 2012, anh Hùng dồn hết vốn liếng, vay 45 triệu đồng của Hội Nông dân và vay thêm người thân thêm đầu tư anh dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới bằng vòi phun xoay và mua 500 cây về trồng thử nghiệm tại nhà, với mô hình ban đầu gần 100 triệu đồng.

Sau 15 tháng kể từ ngày đưa giống về, những bông hoa đầu tiên trong khu vườn đã đơm bông rất đẹp, đủ màu sắc. Cứ đều đều mỗi cây cho hai bông trong một tháng và ngày nào vườn hoa của anh cũng có thu hoạch. Những bông hoa này đều được các shop hoa trong thành phố đặt mua hết.
Anh Hùng bên vườn hoa nhà mình
Anh Hùng bên vườn hoa nhà mình

“Hồi mới đưa hoa về trồng tôi cũng lo lắm. Sợ hoa không nở đúng như mong muốn bởi khí hậu Đà Nẵng không giống với khí hậu của TPHCM”, anh Hùng chia sẻ.

Giống hoa phong lan này có màu tím
Giống hoa phong lan này có màu tím

Với thành công bước đầu, anh Hùng tiếp tục đầu tư, nhân rộng vườn hoa lên 2.000 cây, với nguồn vốn 500 triệu đồng. Tại khu trồng 2.000 cây, tháng nào cũng cắt bán 3.500 bông, với giá 12 -15 ngàn đồng/bông, thu về hơn 40 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, khi thấy cây phát triển tốt, anh Hùng tiếp tục mạnh dạn đầu tư trồng thêm  gần 3.000 cây nữa. Tính ra, mỗi tháng anh thu khoảng 100 triệu đồng.

Loài phong lan này trổ bông quanh năm. Khi bông đã bung cánh là cắt bán. Bông có thể chưng hơn 1 tháng mới thay.

Và màu đỏ
Và màu đỏ

“Vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Nhưng đến nay có thể lạc quan nói rằng, hướng đi này phù hợp với xu thế phát triển nền nông nghiệp đô thị. Phong lan Monkara hợp khí hậu thổ nhưỡng Đà Nẵng, bông rất đẹp. Mỗi cây thường trổ 2 - 3 bông/lượt. Cắt đi rồi, khoảng 1 tháng sau đã thấy nhú lên bông khác. Hồi mới đưa về cứ nghĩ, loài phong lan có nguồn gốc từ Thái Lan này trồng để đơm bông không đơn giản. Thế nhưng, trồng rồi mới hay, làm giàu từ loài hoa này không khó. Điều quan trọng nhất là tưới đều và chủ động phòng ngừa các loại nấm gây hại. Từ kinh nghiệm, thời gian qua, tôi duy trì đều đặn việc phun thuốc trừ nấm mỗi tháng 2 lần", anh Hùng chia sẻ.

Và cả màu vàng
Và cả màu vàng

Anh Hùng cho biết, thấy mô hình trồng hoa của anh thành công nên thành phố đã hỗ trợ đầu tư 300 triệu đồng để phát triển, nhân rộng mô hình. Mô hình này có quy mô 1.1002m với 5.000 cây, tổng số vốn là 2,1 tỷ đồng. Đây là mô hình trồng hoa công nghệ cao, hệ thống tưới tiêu tự động. Theo như kế hoạch, đầu tháng 1/2015, anh sẽ bắt đầu xuống giống.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm