| Hotline: 0983.970.780

"Kiểm lâm vẫn bị bó về thẩm quyền xử lý"

Thứ Tư 08/09/2010 , 09:24 (GMT+7)

Vì sao lâm tặc ngày càng ngông cuồng, manh động? Vì sao ngày càng nhiều vụ việc người bảo vệ rừng bị thất thế trước lâm tặc?

Ông Đoàn Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục KL (Tổng cục Lâm nghiệp)

Vì sao lâm tặc ngày càng ngông cuồng, manh động? Vì sao ngày càng nhiều vụ việc người bảo vệ rừng bị thất thế trước lâm tặc? (NNVN số ra hôm qua, 7/9). Chúng tôi đã mang những câu hỏi này tới ông Đoàn Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục KL (Tổng cục Lâm nghiệp).

>> Lực lượng bảo vệ rừng thất thế trước lâm tặc?
>> Lâm Đồng: Chấp nhận thả người vẫn bị truy sát
>> Lâm tặc ''tranh thủ'' ngày lễ

Thưa ông, việc lâm tặc lộng hành, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, có nguyên nhân từ đâu?

Trong thời gian qua, việc lâm tặc ngang nhiên chống người thi hành công vụ, cụ thể ở đây là lực lượng kiểm lâm, ngày càng gia tăng. Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là do mối lợi từ việc khai thác lâm sản trái phép rất lớn. Ngoài ra, mối lợi thứ hai chính là từ đất đai. Chúng ta đều biết rằng, việc phá rừng để trồng cao su, cà phê hay một số cây công nghiệp khác hiện mang lại giá trị kinh tế trước mắt rất lớn. Do đó, cũng xuất phát từ nhu cầu cần đất cho trồng những loại cây này, nên rừng bị phá là dễ hiểu, đặc biệt là hiện tượng trên xảy ra nhiều nhất trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Nói như ông thì chúng ta rất khó có khả năng khống chế, hoặc xa hơn là chấm dứt tình trạng này?

Nói như vậy cũng chưa hẳn đúng, vì ngoài lực lượng kiểm lâm, thì còn có hệ thống chính trị các cấp, cùng với các lực lượng chức năng khác như công an, quân đội…Tuy nhiên, đối với việc ngăn chặn phá rừng thì lực lượng kiểm lâm chúng tôi chỉ có nhiệm vụ khống chế bước đầu, còn lại đối tượng, tang vật thì giao cho các lực lượng khác xử lý. Điều đó nảy sinh một thực tế là, có thể do thủ tục, quá trình điều tra, hoặc một lý do nào đó, vụ án bị chậm trễ dẫn đến “thối án”, thì chúng tôi cũng không thể can thiệp được.

Có ý kiến cho rằng, trên thực tế không ít trường hợp cán bộ kiểm lâm bao che, bảo kê cho lâm tặc. Vì thế những đối tượng này "nhờn thuốc". Ông nghĩ sao?

Tôi không phủ nhận việc bảo kê, hoặc cán bộ sa ngã, là có thật, vấn đề là ít hay nhiều thôi. Có thể họ coi lợi ích cá nhân quá lớn, trên cả lợi ích tập thể. Đứng trên quan điểm cá nhân, tôi cũng rất buồn và đau lòng. Nếu như ở Lâm Đồng, hoặc một số tỉnh khác, anh em căng sức ra để bảo vệ rừng, thì có lúc, có nơi, cán bộ kiểm lâm vẫn coi thường pháp luật, bị mờ mắt trước lợi ích, trở thành con sâu làm rầu nồi canh.

Thực tế là vừa qua, kiểm lâm cũng được trang bị vũ khí và các công cụ hỗ trợ khác, nhưng việc sử dụng bị hạn chế. Tôi đơn cử như vụ kiểm lâm viên Hoàng Minh Huệ dùng súng bắn chết lâm tặc, nhưng vụ đó kéo dài mãi, đến khi báo chí vào cuộc thì anh Huệ mới được minh oan. Nói như vậy để thấy rằng, kiểm lâm dù được trang bị súng, thì vẫn rất khó để sử dụng, nghĩa là hạn chế về thẩm quyền.

Được biết, Bộ NN-PTNT đang soạn thảo đề án mới về quản lý và bảo vệ rừng. Đề án có điểm gì mới để hạn chế cũng như chấm dứt nạn lâm tặc?

Chúng ta từ trước đến nay vẫn chú trọng việc chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước và người dân trong việc trồng và bảo vệ rừng. Dự thảo đề án lần này cũng không nằm ngoài tiêu chí đó, trong đó lợi ích của người tham gia trồng và bảo vệ rừng được đặt lên hàng đầu. Đây chính là giải pháp tận gốc để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng trái phép. Cụ thể, đối với rừng đặc dụng, ngoài chi phí sự nghiệp cho lực lượng bảo vệ, thì còn khoản kinh phí khoảng 100 nghìn đồng/ha trên diện tích được giao quản lý, để chi phí cho công tác bảo vệ chặc chẽ hơn nữa. Ngoài ra, đối với những vùng đệm của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, có thể chi thêm cho mỗi thôn, bản khoảng 30-40 triệu đồng/năm làm quỹ khen thưởng cũng như chi phí cho người dân giữ rừng.

Chúng tôi cho rằng, ngoài việc tăng chi phí, thì cơ chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và công an, quân đội cũng như chính quyền cần được tăng cường hơn nữa. Có như vậy, công tác giữ rừng mới được nâng cao.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm