| Hotline: 0983.970.780

Kỳ thú Ngọc Linh: Những ông Tây, bà đầm

Thứ Ba 16/09/2014 , 13:10 (GMT+7)

Xã Trà Linh có đến 99% là đồng bào dân tộc Xê Đăng sinh sống, ở đây có nhiều người chẳng khác gì ông Tây, bà đầm. Ai cũng có đặc điểm cao lớn, mũi cao, da trắng, tóc vàng, mắt xanh... khiến chúng tôi vô vùng ngạc nhiên.

Đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.000m, được thiên nhiên ban tặng cho loại sâm Ngọc Linh quý hiếm. Đây là ranh giới giữa tỉnh Kon Tum và Quảng Nam có đồng bào dân tộc Xê Đăng sinh sống. Sau nhiều ngày vượt rừng khám phá đỉnh Ngọc Linh, thuộc xã Trà Linh (Nam Trà My, Quảng Nam), PV NNVN chứng kiến nhiều câu chuyện thú vị.

DÒNG MÁU VIỆT - PHÁP

Trời về chiều, tôi ghé vào Trường Tiểu học Trà Linh xin tá túc qua đêm.

Gặp thầy Nguyễn Thanh Hùng, Hiệu trưởng của trường, trình bày những lý do lên đây, thầy Hùng nhận lời: “Nhà báo cứ ở lại rồi sáng mai tôi sắp xếp cho người dẫn đường. Xã Trà Linh rộng lắm, các thôn đều sống biệt lập, đường đi khó khăn vô cùng. Đến đó phải băng qua hàng chục cánh rừng cổ thụ, nương rẫy, vô số đường mòn, nếu không quen sẽ bị lạc đường”.

15-45-09_nh-2
Những ngôi làng người Xê Đăng sống lưng chừng đỉnh Ngọc Linh

Dạo quanh ngôi trường này, tôi bắt gặp nhiều em học sinh da trắng, sống mũi cao, tóc vàng... Đem những thắc mắc này hỏi thầy Hùng thì được biết, ở đây có nhiều em học sinh như vậy. Đấy là câu chuyện bí mật nhiều đời nay của người Xê Đăng.

Sáng hôm sau, thầy Nguyễn Hiệu, một giáo viên dạy ở Trường Tiểu học Trà Linh đưa tôi lên thôn 4 bắt đầu cuộc chinh phục đỉnh Ngọc Linh. Theo con đường mòn, chúng tôi liên tục vượt qua nhiều con dốc dựng đứng; qua hàng chục con suối và nhiều cánh rừng. Sau 4 giờ đồng hồ thì có mặt tại thôn.

Hỏi về chuyện người lai Tây, mọi người chỉ đường đến nhà ông Hồ Văn Lôi, ở nóc Tắk Lan. Ông giống Tây nhất và hiểu tường tận về chuyện này. Tuy nhiên, ông Lôi vừa qua đời, chuyện lai Tây chỉ có những người con của ông nắm rõ. Thừa kế lại ngôi nhà của ông Lôi là người con thứ 4 Hồ Văn Linh.

15-45-09_nh-3
Hồ Văn Linh mũi cao, da trắng

Quả thật anh Linh rất khác người Xê Đăng. Anh cao 1,8 m, da trắng, mũi cao, mắt xanh… Hỏi về sự khác lạ này, anh Linh kể: “Tính đến mình đã là đời thứ 4 lai Pháp. Cha mình kể lại rằng, trong thời kỳ người Pháp cai trị vùng đất Trà Linh, họ lên đây đóng quân. Và từ đó, những đứa con Xê Đăng mang dòng máu Pháp ra đời. Cố ngoại sinh ra bà của mình là như rứa”.

Cứ hết thế hệ này đến thế hệ khác, nhiều đứa trẻ sinh ra đều lai Pháp, riêng ông Lôi sinh ra 13 người con (7 trai, 6 gái) thì ai cũng có đặc điểm khác với người Xê Đăng, đó là tóc xoăn, da trắng, mũi cao... Riêng 6 con gái của ông Lôi ai cũng xinh đẹp, đến các cháu bây giờ cũng vậy.

“Mình xuống thành phố nhiều người không nghĩ mình là người Xê Đăng. Có hôm đến TP. Hội An chơi, thấy mình, mấy người bán hàng cứ nói tiếng Tây mời chào; mời vào quán ăn nhưng khi mình nói tiếng Việt thì họ không còn mời nữa”, anh Linh tâm sự.

Không chỉ đàn ông mà phụ nữ ở đây giống Tây nhiều lắm, họ khác với người Xê Đăng da đen, thấp.

Anh Linh khoe: “Đứa em út của mình là Hồ Thị Thu xuống dưới huyện học cấp ba, ngày mới xuống nhập học, thầy cô, bạn bè trong trường không tin là người Xê Đăng. Sau khi xem lại học bạ thì mới tin, bởi Thu có nước da trắng, mũi cao, tóc vàng. Thu khác hoàn toàn với những học sinh ở đây”.

Hoặc như Hồ Thị Yến, có lần người dưới xuôi lên xây dựng trường học, khi gặp Yến ai cũng thắc mắc bởi Yến có làn da trắng, mũi cao… rất giống người Tây. Nay chị Yến lấy chồng và sinh ra hai người con cũng có đặc điểm giống mẹ.

15-45-09_nh-6
Hồ Thị Yến mũi cao, da trắng

Chưa hết bất ngờ, chúng tôi gặp tiếp anh Hồ Văn Long ở nóc Tu Di. Anh Long cao hơn 1,8m, sống mũi cao, tóc xoăn, mắt xanh giống như những cầu thủ bóng đá của đội tuyển Pháp mà tôi thường xem.

Ngồi trong nhà uống nước, già làng Hồ Văn chỉ tay về phía những cây thông cổ thụ mà người Xê Đăng không chặt phá. Đấy là những cây thông do người Pháp trồng, có những cây hai người ôm mới xuể.
“Cây thông là minh chứng nguồn gốc những người con Xê Đăng cao to, tóc vàng, da trắng. Thôn ra sức bảo vệ để sau này con cháu sinh ra, khác với những người Xê Đăng thì có câu trả lời về nguồn gốc”, già làng Văn nói.

Hỏi về nguồn gốc, anh Long cũng không rõ lắm. Anh chỉ nghe mẹ kể lại, từ ngày xưa ông bà cũng cao to, tóc vàng, da trắng. Sau đó mẹ sinh ra anh và 4 người con nữa đều có đặc điểm giống anh Long.

Nói về người lai Tây, già làng Hồ Văn chia sẻ: “Đấy là chuyện của quá khứ, người Xê Đăng lai dòng máu Pháp là có thật. Từ đời này qua đời khác có một số người Xê Đăng cao, tóc vàng, da trắng. Dù có thế nào thì đó vẫn là người Xê Đăng, họ được đỉnh núi Ngọc Linh che chở”.

Từ thôn 4, chúng tôi tiếp tục vòng qua thôn 3 để khám phá đỉnh núi Ngọc Linh thì lại bắt gặp những chàng trai, cô gái có đặc điểm cao to, da trắng. Họ chẳng khác gì những người nước ngoài mà chúng tôi thường bắt gặp ở các thành phố.

SỢI DÂY CẤM QUA

Những ngày chúng tôi ở Trà Linh cũng là dịp người Xê Đăng tổ chức lễ xuống giống, chuẩn bị cho một vụ gieo trỉa mới. Người Xê Đăng làm thịt heo, ủ rượu cần để cúng thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu.

Được chứng kiến buổi lễ, tôi vô cùng nhạc nhiên về sợi dây bao xung quanh thôn. Người Xê Đăng cho rằng, ngày làm lễ rất linh thiêng, nếu đi ra khỏi thôn thì con ma ở nơi khác theo vào. Như thế vụ mùa đó sẽ không được tốt tươi. Do đó phải cấm tất cả mọi người rời khỏi thôn.

15-45-09_nh-4
Hồ Văn Long giống như cầu thủ bóng đá của đội tuyển Pháp

Trước ngày tổ chức lễ, trai tráng trong làng chặt nứa, tre trong rừng và chẻ thành dây. Những đoạn dây được nối lại và bao quanh thôn. Đã 2 năm dạy học ở Trà Linh, thầy Hiệu hiểu được phần nào về các lễ hội của người Xê Đăng.

Thầy Hiệu kể: Trong tục lễ của người Xê Đăng, mỗi khi lễ hội sẽ giăng dây xung quanh thôn, sợi dây giống như một điều luật, do đó mọi người phải tuân theo. Ngày làm lễ, tất cả mọi người trong thôn không được ra khỏi sợi dây này, dây kéo đến đâu thì mọi người ở trong khu vực đó.

Cũng vì thế, dịp lễ diễn ra thì học sinh không được đến trường. Nếu ai vì phạm bị phạt lợn, trâu, rượu cần…

15-45-09_nh-8
Sợi dây cấm người trong thôn bước qua

“Một năm người Xê Đăng có rất nhiều lễ hội, để học sinh không nghỉ học, nhà trường và chính quyền địa phương thuyết phục rất nhiều, nhưng các em vẫn nghỉ học. Để hạn chế tình trạng này, trong mấy ngày lễ, nhà trường thường làm việc với trưởng thôn, già làng tổ chức lễ vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật nhằm hạn chế các em nghỉ học”, thầy Hiệu tâm sự.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm