| Hotline: 0983.970.780

Làm bẫy bả diệt sâu

Thứ Năm 14/10/2010 , 10:22 (GMT+7)

Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn thì con trưởng thành của một số loài như: sâu ăn tạp (sâu khoang), sâu xám, sâu cắn lá ngô, sâu cắn gié lúa, sâu keo… có sở thích ăn thêm các loại thức ăn có mùi chua ngọt trước khi giao phối, đẻ trứng.

Mà nhiều loài trong số này lại thường xuyên có mặt và gây hại cho các vùng trồng rau chuyên canh. Lợi dụng đặc tính này, các nhà chuyên môn đã nghĩ ra cách làm bẫy, bả… thu hút chúng tập trung lại một nơi để tiêu diệt.

Biện pháp dùng bẫy bả chua ngọt là chỉ pha thuốc vào bả để dẫn dụ con trưởng thành bay đến ăn rồi ngộ độc thuốc mà chết, chứ không phun xịt thuốc trực tiếp trên ruộng rau. Vì thế chắc chắn là cây rau sẽ không bị nhiễm thuốc. Cách làm này rất phù hợp với chủ trương sản xuất rau an toàn hiện nay. Cách làm tương đối đơn giản, như sau:

1- Chuẩn bị bả chua ngọt:

Dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, khuấy kỹ để dung dịch này tan đều. Cho vào can nhựa, bình nhựa… đậy kín, chờ 3-4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu, với liều lượng cứ 100 phần dung dịch chua ngọt cho thêm một phần thuốc trừ sâu Gà nòi 95SP hoặc Padan 95SP.

2- Đặt bẫy bả: Có 2 cách

- Cách thứ nhất: cho bả vào chậu sành, chậu nhựa... mỗi chậu khoảng 0,25-0,5 lít. Dùng 3 cây que cắm chéo, cột trên đầu lại, tạo thành một cái giá treo chậu bả, chậu bả treo ở độ cao cách mặt đất từ 0,5-1 mét, nơi đầu gió. Mỗi ha đặt 7-10 chậu, mỗi tuần thay bả mới một lần. Để tránh mưa nắng làm hư bả, ban ngày nhớ đậy lắp chậu đựng bả lại, ban đêm mới mở nắp.

- Cách thứ hai: lấy một đoạn gốc rạ dài khoảng 40-50 cm, bó một đầu lại thành từng bó lớn cỡ một chẹn tay (một đầu xòe ra), mỗi bó cắm trên một cọc tre dài khoảng 1 mét. Nhúng bó rạ vào dung dịch bả chua ngọt, rồi cắm trên ruộng rau. Mỗi ha cắm khoảng 10-15 bó. Cứ 3-5 ngày nhúng lại bó rạ vào dung dịch bả một lần.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng bả độc bằng cách: cứ một phần thuốc Gà nòi 95SP (hoặc Padan 95SP) trộn với 10-15 phần mồi cám (hoặc bột bắp) thấm nước cho nhão rồi đặt rải rác thành từng mô nhỏ trong ruộng rau vào buổi tối. Đến đêm sâu non tuổi lớn chui từ đất lên gây hại cho cây, ăn phải bả trúng độc mà chết. Nếu làm cách này, bà con nhớ không cho gia súc, gia cầm chui vào ruộng dễ ăn phải bả, gây ngộ độc thuốc.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm