| Hotline: 0983.970.780

Lò sấy vỉ ngang Năm Nhã

Thứ Hai 02/09/2013 , 15:31 (GMT+7)

Ước mơ của Năm Nhã là mong sao có được một hệ thống lò sấy lúa hoàn thiện để giúp bà con nông dân giảm bớt chi phí SX sau thu hoạch.

Ước mơ của ông là mong sao có được một hệ thống lò sấy lúa hoàn thiện để giúp bà con nông dân giảm bớt chi phí SX sau thu hoạch. Nay ước mơ của ông đã thành hiện thực.

Khởi nghiệp từ niềm đam mê

Ông Năm Nhã tên thật là Dương Xuân Quả, SN 1957, quê ở xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ngay từ thuở nhỏ ông đã bộc lộ năng khiếu về kỹ thuật điện và máy móc. Trong thời gian làm tập đoàn trưởng (1981 - 1982) ông đã mày mò tự lắp ráp máy bơm nước để phục vụ SX.

Với tinh thần say mê học hỏi và nghiên cứu, lần lượt ông đã chế và lắp ráp thành công nhiều thiết bị cơ điện như lò ấp vịt, lò nướng bánh mì, bánh bông lan. Từ niềm say mê khoa học, ông lên TP.HCM làm công nhân cho một Cty Đài Loan hàn tiện cơ khí.

Thời gian này ông đã học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, nhất là kỹ thuật hàn và thiết kế cửa sắt, cầu thang, điện nước. Sau khi thành thạo và nắm bắt được những kiến thức cơ bản về động nhiệt học, ông quay về An Giang thành lập cơ sở hàn. Có thể nói sự nghiệp của ông bắt đầu vươn lên từ đó.


Hệ thống lò sấy vỉ ngang hiện đại nhất Việt Nam

Với ý chí quyết tâm, ông đã vượt qua bao chặng đường khó khăn vất vả bằng cách vừa làm thợ vừa nghiên cứu lò sấy lúa. Là một người từng gắn bó miệt mài với máy bơm nước, có nhiều kinh nghiệm về lắp đặt cánh quạt. Nhờ vậy mà không bao lâu ông đã tìm ra được thông số kỹ thuật của một lò sấy lúa vừa nhẹ điện, nhẹ chất đốt mà hiệu quả, chất lượng vẫn cao.

Đó là kết quả của một quá trình nghiền ngẫm về công năng của cánh quạt do ông sáng kiến. Thế là không bao lâu, ông đã cải tiến thành công lò sấy tĩnh, vỉ ngang. Nét độc đáo của lò sấy cải tiến là kỹ thuật lắp đặt cánh quạt sao cho nhanh chóng sinh nhiệt, tạo được độ nóng đều và duy trì được nhiệt độ thích hợp.

Từ thành công đó, năm 2007 ông đã đứng ra thành lập DNTN Năm Nhã chuyên SX, lắp ráp lò sấy cải tiến từ 5 đến 80 tấn.

Uy tín, chất lượng là trên hết

Hiện nay, sản phẩm lò sấy cải tiến không trở mẻ (lúa nằm yên một chỗ) của ông đã được bà con nông dân và thương lái lúa gạo tin tưởng và đầu tư lắp đặt ngày càng nhiều. Tuy quảng cáo còn hạn chế nhưng sản phẩm của ông đã nhanh chóng lan rộng khắp nơi, kể cả nông dân Campuchia cũng mua cánh quạt của ông và nhờ công nhân sang tận nơi lắp ráp.

Khách hàng đến với lò sấy cải tiến Năm Nhã không phải vì giá rẻ mà là vì chất lượng và uy tín. Đó là những chiếc máy sấy tiện lợi, năng suất cao lại tiết kiệm được nhiên liệu, không những làm khô lúa nếp mà còn cả bắp, đậu, khoai mì, mè, cà phê…

Đặc biệt là lúa sấy không cần trở mẻ mà hạt lúa vẫn đạt ẩm độ cần thiết, không lên tro đen, không gãy gạo, tỉ lệ tấm và gạo đạt tiêu chuẩn XK. Riêng về lúa giống sau khi sấy có thể bảo quản trên 12 tháng.

Ông Trần Văn Lụa ở ấp Thới Bình, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, một nông dân vừa SX lúa vừa có cơ sở sấy lúa mướn nhưng hiệu quả không cao vì hệ thống lò sấy cũ không đạt yêu cầu. Sau khi nắm được công năng của hệ thống máy sấy Năm Nhã, ông đã vay tiền ngân hàng 350 triệu đồng để lắp ráp 2 lò, loại 30 tấn/ngày/lò.

Từ ngày có hệ thống sấy mới, khách hàng đến với ông ngày càng đông nhờ tiền công thấp (từ 180.000 - 200.000 đ/tấn), ít tốn nhân công, chất lượng lúa sấy đạt chuẩn, mau khô. Nhờ vậy mà chỉ sau 2 năm rưỡi ông đã thu hồi được vốn.

Ông Trần Đạt Duy ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đang xây dựng một cánh đồng mẫu lớn (CĐML) 400 ha cũng đang ký hợp đồng với DN Năm Nhã lắp ráp 8 lò máy sấy với vốn khoảng 4 tỷ đồng. Đây là những hệ thống máy sấy hiện đại, một lò sấy hoàn chỉnh gồm hệ thống lò đốt, quạt và băng tải chuyển lúa từ ghe lên bồn sấy và ngược lại.

Qua sử dụng, nhiều khách hàng đã khẳng định lò sấy Năm Nhã có 3 ưu điểm chính. Một là quạt gió tốt giúp tăng nhiệt cao, ít hao nhiên liệu. Hai là tiết kiệm được chi phí nhờ giàn băng tải vừa tiện lợi vừa giảm công lao động một cách đáng kể. Ba là sản phẩm đạt chất lượng tối ưu, hạt gạo đẹp, sáng, ít bị gãy.

Ông Năm Nhã phấn khởi cho biết năm 2011, DN của ông đã bán ra 700 cái quạt, 600 lò sấy và tiếp xúc với hàng trăm khách hàng để trao đổi kinh nghiệm, rút ra những bài học quý giá. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới và CĐML, nhiều bà con nông dân đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trong SX như gieo sạ, gặt, phơi, sấy và bảo quản sản phẩm.

Trong đó sự đóng góp công sức và trí tuệ của ông Dương Xuân Quả đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện “5 giảm”, đặc biệt là giảm chi phí về chất đốt và điện năng, đồng thời đảm bảo được vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên, do đại bộ phận nông dân mình còn nghèo, lại không có điều kiện vay vốn ngân hàng nên chưa thể tiếp cận với máy móc. Cụ thể như muốn lắp ráp một lò sấy lúa hoàn chỉnh phải tốn từ 120 triệu đến 1 tỷ đồng. Với số tiền đó, những nông dân nghèo khó mà đầu tư.

Nhằm đáp ứng nhu cầu cùa bà con nông dân, DN Năm Nhã đang thiết kế những lò sấy nhỏ loại 1 tấn hoặc loại di động cho vừa với túi tiền của người mua sắm.

Hiện Năm Nhã còn được sự hỗ trợ của dự án Đan Mạch nên ông đã ký hợp đồng SX với quy mô lớn nhằm phục vụ cho ngành nông nghiệp hiện đại hóa sau thu hoạch, nhất là chuỗi liên kết lúa gạo trong CĐML. Với thành quả trên đã giúp ông tự tin để tiếp tục nghiên cứu làm ra những sản phẩm chất lượng cao hơn, tiện lợi hơn để ngày càng hỗ trợ tích cực cho bà con nông dân.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm