| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai TH3-5 dễ làm

Thứ Ba 16/09/2014 , 08:12 (GMT+7)

Ông Nguyễn Đình Chất, Chủ nhiệm HTXNN Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội) gật gù: "Phải nói rằng cái "thằng" TH3-5 này dễ trồng mà tốt thật..." 

Các cánh đồng Cửa Làng, Đồng Cao, Đồng Đầm ở thôn Phú Liễn, xã Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội) những ngày này bao phủ một màu vàng xuộm của lúa chín. 20 ha lúa TH3-5 rực vàng như một tấm thảm trải đến dãy núi phía xa. Cả cán bộ và nông dân đều gật gù, tấm tắc khen giống lúa mới này.

Bà Nguyễn Thị Khanh, Trạm trưởng Trạm KN huyện Mỹ Đức cho biết, Hợp Tiến là xã thuần nông, cách trung tâm TP Hà Nội hơn 50 km. Vụ mùa 2014, Hợp Tiến được chọn làm nơi thực hiện mô hình trình diễn 20 ha giống lúa TH3-5 theo phương pháp SRI. Tổng cộng có 127 hộ xã viên đăng ký SX thử giống lúa này.

Đây là giống lúa lai hai dòng, “con đẻ” của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm cùng cộng sự tại Viện Nghiên cứu & phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Năm 2009, TH3-5 đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia. Từ năm 2012, bản quyền giống lúa này được chuyển nhượng cho Cty TNHH Mahyco Việt Nam.

Ngày 18/6/2014, TH3-5 bắt đầu “bén rễ” trên đồng đất xã Hợp Tiến. Với phương pháp SRI, mạ được cấy theo tỷ lệ 35 khóm/m2, 1 dảnh/khóm. Từ ngày 24/6 - 28/7, Trạm KN huyện Mỹ Đức tiến hành cấp phân bón, thuốc diệt chuột, đồng thời tập huấn kỹ thuật SX cho các hộ tham gia mô hình.

Nông dân Nguyễn Thị Thuận thủng thẳng: "Bao năm tôi trồng lúa, giống nào cũng trồng được tuốt. Nghe nói giống mới TH3-5 năng suất, chất lượng tốt, lại được hỗ trợ vật tư, hướng dẫn kỹ thuật nên tôi tham gia ngay".

Qua theo dõi của Trạm KN Mỹ Đức, so với giống lúa đối chứng là Khang dân 18 thì TH3-5 sinh trưởng, phát triển sớm hơn ở thời kỳ đầu. Thời kỳ đẻ nhánh, TH3-5 đẻ sớm và tập trung hơn. Về hình thái, giống lúa này có bông dài, to, tỷ lệ bông hữu hiệu cao hơn giống đối chứng.

"Vào giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, do mưa to kéo dài xen kẽ nắng nóng, sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh. Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện với mật độ 30 - 40 con/m2. Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã phối hợp với Trạm BVTV và HTXNN Hợp Tiến hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV kịp thời nên không ảnh hưởng tới năng suất lúa”, bà Nguyễn Thị Khanh chia sẻ.

Ông Nguyễn Đình Chất, Chủ nhiệm HTXNN Hợp Tiến gật gù: "Phải nói rằng cái "thằng" TH3-5 này dễ trồng mà tốt thật. Tôi rất muốn mở rộng diện tích trồng TH3-5 trên các cánh đồng của xã ở những vụ tới".

"TH3-5 vẫn có một "yếu điểm" là giá giống khá cao (đắt hơn Khang dân 18 là 48 nghìn đồng/kg). Chúng tôi đề nghị Cty Mahyco giảm giá giống xuống mức thấp nhất và cam kết có đủ nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân để mở rộng diện tích”, ông Giang nói.

Nhìn cánh đồng thẳng cánh cò bay, ông Chất tính toán, từ ngày 15/9 bà con thể thu hoạch rồi. Như vậy, TGST của giống TH3-5 vào khoảng 100 ngày, trong khi Khang dân 18 là 107 ngày. Năng suất ước đạt 241 kg/sào, tương đương 6,5 tấn/ha. Khang dân 18 ước đạt 192 kg/sào, tương đương 5,2 tấn/ha.

Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận của TH3-5 hơn Khang dân 18 khoảng 290 nghìn đồng/sào. Đây là giống lúa ngắn ngày, chống đổ và kháng sâu bệnh tốt.

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm rất phấn khởi vì giống lúa TH3-5 phát triển tốt, được nông dân nhiệt tình đón nhận. Để có được mô hình 20 ha TH3-5 đẹp như tranh vẽ ở Hợp Tiến, ngoài yếu tố giống thì kỹ thuật gieo cấy theo phương pháp SRI vô cùng quan trọng. Vì cấy bằng máy nên lúa rất đều. Nếu cấy tay, phải 1 tuần sau mạ mới bén rễ, áp dụng SRI thì sau 1 tuần mạ đẻ nhánh.

Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Hà Nội khẳng định, giống luôn là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả SX cho người nông dân. Trên địa bàn Hà Nội, các giống lúa như Khang dân 18, Q5 vẫn chiếm non nửa cơ cấu giống lúa. Chính vì vậy, việc đưa các giống lúa có đặc tính tốt như TH3-5 vào SX là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách.

Ông Ngô Đình Giang, PGĐ Trung tâm KN Hà Nội cho biết, vụ mùa 2014 giống TH3-5 còn được SX ở các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai và Chương Mỹ… Lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh bạc lá. Vì là giống ngắn ngày, TH3-5 rất phù hợp với cơ cấu 3 vụ của Hà Nội, đặc biệt là các địa phương có truyền thống làm vụ đông sớm.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm