| Hotline: 0983.970.780

Mầm xanh ca trù

Thứ Tư 15/04/2015 , 09:41 (GMT+7)

Một thế hệ đào nương trẻ đang làm thay đổi thái độ của công chúng đối với ca trù.

Với nhiều dự án solo, các đào nương này đang là hi vọng mới cho thể loại âm nhạc nặng “âm tính” này.

Đào nương trăng rằm

Hiện Dự án “Tĩnh lặng” của CLB Ca trù Thăng Long đang là dự án đào tạo ca trù nổi tiếng. Các ca nương trẻ sẽ biểu diễn cố định vào các buổi tối thứ 6, 7 và Chủ nhật hằng tuần tại 28 Hàng Buồm (Hà Nội).

Đây là tên gọi trìu mến của người hâm mộ dành cho những đào nương đang vào độ tuổi đẹp nhất đời người.

Gặp lại hiện tượng ca trù Nguyễn Thu Thảo sau 8 năm đạt Huy chương Vàng Liên hoan Ca trù toàn quốc khi mới 10 tuổi. Giờ đây, Thu Thảo đã trở thành một đào nương có tiếng.

Thảo đến với ca trù như là cách giữ gìn truyền thống của gia đình có đến 8 đời theo đuổi nghiệp hát.

“Mình đến với ca trù không bằng đam mê mà bằng truyền thống. Hồi nhỏ, mình nghĩ đơn giản là hát ca trù sẽ được đi nhiều nơi như ông, như bố. Nhưng giờ duyên nghiệp của mình gắn với ca trù mất rồi, gỡ ra không được.

Ca trù với mình không chỉ là nghiệp, mà là trách nhiệm giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ và cao hơn là bản sắc dân tộc”, Thu Thảo chia sẻ.

Sắp tới, ca nương trẻ này sẽ cùng gia đình tham gia dự án về Bảo tồn nghệ thuật truyền thống Việt Nam của Học viện Âm nhạc Phần Lan. Thảo sẽ tham gia giảng dạy ca trù cho các sinh viên nước ngoài trong dự án này.

Gần đây, đào nhí Huệ Phương đang trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất tại CLB Ca trù Thăng Long. Kĩ thuật ca trù của Huệ Phương ngày càng đạt đến độ hoàn chỉnh mặc dù tuổi đời còn rất trẻ.

Mới bước vào tuổi “trăng tròn” chưa lâu nhưng đào nhí này đã đạt được những thành tích “khủng" như Huy chương Bạc Liên hoan Ca trù toàn quốc, giải Nhì Liên hoan CLB Ca trù toàn quốc 2009, giải Nhì Đàn hát dân ca 2009…

Sắp tới, đào nhí này sẽ cùng các nghệ nhân tham gia vào dự án “Tĩnh lặng”, một dự án đào tạo ca nương trẻ của CLB Ca trù Thăng Long.

Những người mê ca trù hẳn không còn xa lạ với tên tuổi của ca nương trẻ Nguyễn Kiều Anh, người tiên phong phá cách trong thể hiện ca trù, đem nghệ thuật “sang chảnh” này đến gần với công chúng hơn.

“Thật ra mình may mắn là hậu duệ thứ 7 trong gia đình có truyền thống ca trù nên sớm bén duyên. Lúc đầu làm quen với ca trù là do cô mình, nghệ nhân Thúy Hòa dạy bảo. Nhưng thật sự lúc mới học rất buồn tẻ, thấy già người đi bao nhiêu.

Nhưng dần dà những âm điệu đó ngấm vào mình lúc nào không hay, giờ thì không thể sống thiếu ca trù được rồi. Cũng có lúc mình rơi vào bế tắc vì nhiều lời khuyên nên đi theo World music thì đảm bảo về cuộc sống hơn.

Nhưng giờ mình đã ổn định về tâm lí, xác định con đường của mình là đưa ca trù đến gần với những âm điệu hiện đại. Nói cách khác, mình thực sự muốn trẻ hóa thứ âm nhạc bác học này”, Kiều Anh chia sẻ.

Hiện tài năng trẻ này đang theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia khoa đàn tranh và là “hạt giống” của giáo phường ca trù Thái Hà nổi tiếng. Ước mơ của ca nương trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề này là có thể đưa ca trù lên nhiều sân khấu lớn tại thế giới.

Mới đây, Kiều Anh kết hợp với nhạc sĩ Quốc Trung cho ra đời nhiều dự án kết hợp giữa ca trù với World music.

“Cách biểu diễn thông thường của ca trù truyền thống là ca nương phải có sự hỗ trợ của đàn đáy, trống chầu, nhưng khi kết hợp với nhạc World music thì ca nương sẽ trình diễn trên nền nhạc hiện đại. Chính điều này sẽ khiến ca trù được các bạn trẻ đón nhận nhiệt tình hơn”, Kiều Anh tâm sự.

Vẫn còn những dấu hỏi

Tuy nhiên, ca nương này cũng chia sẻ những khó khăn của một người trẻ đến với ca trù. Đó chính là lòng kiên trì với nghề.

Nhịp điệu hối hả của cuộc sống hiện đại với nhiều loại hình âm nhạc trẻ trung, sôi động đã khiến khán giả không còn mặn mà với ca trù. Điều này đã làm cho người nghe thưa vắng, người hát cũng mai một dần khiến ca trù không còn chỗ đứng trong đời sống.

“Tôi biết rất nhiều bạn trẻ có duyên và đam mê với ca trù. Nhưng những buổi biểu diễn cứ mất dần khán giả đã khiến các bạn chán nghề. Ngay chính tôi cũng cần nhiều sự động viên từ gia đình mới có thể lâu dài với nghiệp.

Nản chí là điều tôi có thể hoàn toàn hiểu được cho các bạn. Bởi hát thì ai cũng cần khán giả, và cần cả tiền để duy trì cuộc sống”, ca nương trẻ này nói thêm.

Còn theo ca nương Thu Thảo, những từ ngữ trong ca trù đều rất khó hiểu. Bản thân ca nương này nhiều khi cũng không hiểu hết ý nghĩa của bài ca trù, phải nhờ đến người thân giảng giải mới cảm nhận được. Chính vì thế, giới trẻ lạ lẫm với ca trù là điều dễ hiểu.

“Mình nghĩ để ca trù gần gũi với các bạn trẻ hơn thì nên đưa nghệ thuật ca trù vào các trường đào tạo chuyên ngành nghệ thuật. Các loại hình nghệ thuật khác như chèo cũng có khoa hát chèo, có nhà hát chèo mà nghệ thuật ca trù không có điều đó. Đây quả thực là điều rất đáng tiếc cho các tài năng lẫn bộ môn nghệ thuật này”, Thu Thảo chia sẻ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm