| Hotline: 0983.970.780

Mavin Austfeed đưa vào hoạt động Nhà máy thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Nghệ An

Chủ Nhật 19/02/2017 , 16:42 (GMT+7)

Với sự chứng kiến của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, trong khuôn khổ hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư vào tỉnh Nghệ An, cuối tuần qua Công ty Mavin Austfeed, thuộc tập đoàn Mavin (Australia), đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Khu công nghiệp Nam Cấm, tỉnh Nghệ An.


Lễ cắt băng, khánh thành nhà máy

Nhà máy có tổng mức đầu tư 325 tỷ đồng, công suất 300 nghìn tấn sản phẩm thức ăn chăn nuôi hỗn hợp mỗi năm. Đây là Nhà máy sử dụng công nghệ mới và hiện đại nhất của hãng Buhler, Thụy Sỹ và là nhà máy đạt đẳng cấp thế giới tại Việt Nam. Sản phẩm của nhà máy sẽ phục vụ cho thị trường tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung bộ của Việt Nam. Dự kiến doanh thu trung bình của nhà máy dự kiến đạt 2.400 tỷ đồng/năm.

Với định hướng đầu tư mở rộng tại thị trường Bắc Trung bộ, Mavin còn dự kiến thực hiện một loạt các dự án nông nghiệp thông minh và chế biến sản phẩm nông nghiệp tại khu vực này. Ông David John Whitehead, chủ tịch Tập đoàn Mavin cho biết: “Tiếp theo dự án nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Nghệ An, chúng tôi dự kiến sẽ sớm triển khai một loạt các dự án tại khu vực miền Trung như dự án Trung tâm Giống heo công nghệ cao gồm 2.500 heo giống cụ kỵ (GGP), dự án hợp tác với 200 hộ gia đình/doanh nghiệp chăn nuôi để chăn nuôi 400 nghìn heo thịt/mỗi năm, dự án thành lập Trung tâm nghiên cứu vật nuôi hiện đại giúp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của thế giới vào Việt Nam, và dự án Nhà máy chế biến thực phẩm hiện đại, với các sản phẩm thực phẩm, được sản xuất từ thịt heo tại các trang trại chăn nuôi của chính chúng tôi. Tổng mức đầu tư cho các dự án này sẽ vào khoảng trên 2 nghìn tỷ đồng”.


Toàn cảnh nhà máy 
 

Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Tập đoàn Mavin cũng chú trọng vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng địa phương. Tại sự kiện khánh thành nhà máy tại Nghệ An, Mavin đã công bố khoản tài trợ cho 1 số quỹ bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An lên tới 500 triệu đồng.

Tập đoàn Mavin được thành lập năm 2004, ban đầu với tên gọi là Công ty Austfeed Việt Nam, là công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Trải qua 12 năm phát triển, đến nay Mavin là một trong số ít các đơn vị tại Việt Nam có khả năng cung cấp chuỗi giá trị tổng thể và hoàn chỉnh “từ nông trại đến bàn ăn”, với các sản phẩm là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, heo giống, gà trứng giống, thiết bị chuồng trại, thuốc thú y và thực phẩm cho con người. Các nhà máy của Tập đoàn Mavin trải khắp Việt Nam và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường. Nhà máy của Mavin đã từng được bầu chọn là nhà máy tốt nhất Châu Á năm 2011.

 

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm