| Hotline: 0983.970.780

Ngày thơ Việt Nam và cuộc tìm kiếm công chúng thi ca

Thứ Năm 25/02/2010 , 10:44 (GMT+7)

Như một mối duyên kỳ ngộ, Ngày Thơ Việt Nam năm nay trở thành sự kiện văn hóa đầu tiên chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Như một mối duyên kỳ ngộ, Ngày Thơ Việt Nam năm nay trở thành sự kiện văn hóa đầu tiên chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Tham vọng của Hội Nhà Văn VN về một “đại lễ thơ” với ba điểm nhấn tại TPHCM có chủ đề “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”, tại Huế có chủ đề “Từ cố đô nhớ về cố đô” và Hà Nội với những nghi lễ nhộn nhịp và trang trọng. Đấy là nói về mặt tổ chức, còn người yêu thơ thì không còn mấy ngỡ ngàng chứng kiến Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 8. Sự náo nức của các nhà thơ là có thật, sự rộn ràng của các trang báo là có thật, nhưng cảm giác của công chúng thì chưa ai đánh giá được. Mỗi Ngày Thơ Việt Nam lại thêm một lần hồi hộp về cuộc loay hoay tìm kiếm độc giả thi ca hôm nay.

Ngày thơ tại TP HCM

Với một dân tộc yêu thơ, thì Ngày Thơ Việt Nam cần thiết lắm. Thế nhưng, làm cách nào để tôn vinh giá trị thi ca trong đời sống, làm cách nào để mọi người tìm đến với thi ca như đã gắn bó với nhiều loại hình nghệ thuật khác giữa ồn ào pop, rock, quả thật là bài toán nan giải. Khó lắm, phát hành một tập thơ in thành giấy mực đã khó, mà chinh phục công chúng thơ bằng hoạt động lễ hội còn khó hơn nữa.

Tuy nhiên, thật may mắn, đời sống văn chương đang có những cây bút trẻ, mà sự nhiệt tình sẵn có của họ đang he hé thắp lên những đốm lửa mới để hâm nóng tình yêu thi ca. Dù ở Hà Nội hay TPHCM, thì nơi thu hút sự chú ý nhất vẫn là sân chơi của những nhà thơ trẻ. Ở đó không những tác phẩm thơ được trưng bày, được trang trí, được tô hoa vẽ lá, mà tác giả thơ cũng hăng hái nhảy ra…dùng thân thể mình chứng minh sức sống của thi ca.

Chúng ta đã và đang có nhiều hình thức quảng bá thơ, tiếp thị thơ nhưng “mốt” nhất vẫn là trình diễn thơ. Nghệ thuật trình diễn thơ (poetry performance) tương đối thịnh thành ở vài nước Âu - Mỹ, và du nhập vào Việt Nam vài năm nay. Những tên tuổi hăng hái tham gia trình diễn thơ có lẽ phải kể đến Vi Thùy Linh, Nguyễn Vĩnh Tiến, Trương Quế Chi, Nguyễn Thúy Hằng…Thực tế, có buổi trình diễn thơ mà công chúng ra về không thể nhớ bài thơ nào đã được thể hiện, mà chỉ nhớ… cái đầu trọc lóc của một nữ sĩ. Vì vậy, “đọc thơ” và “nghe thơ” có nguy cơ thua xa… “xem thơ”.

Cái không khí hớn hở “xem thơ” khẳng định thước đo hào hứng của một ngày hội thơ như sau: tập thơ thiết kế ấn tượng chừng nào cũng không bằng cái poster có chân dung nhà thơ kèm mấy câu tự bạch dài ngắn được in ấn công phu, và cái poster in ấn công phu cũng không hấp dẫn bằng chính…nhà thơ nhắm mắt, nhà thơ vẫy tay, nhà thơ múa chân trên sân khấu. Tóm lại, khi trình diễn thơ lên ngôi thì nhà thơ biến thành diễn viên thượng thặng của những vũ điệu hoang dã!   

Liệu đã đến lúc chúng ta phải thay đổi khái niệm độc - giả - thơ thành khán - giả - thơ chăng? Khó có chuyện ấy. Giá trị trường tồn của thi ca luôn nghiêng về phía những suy tư âm thầm, những thao thức lắng sâu. Trình diễn thơ chỉ là một cách tiếp cận thơ đòi hỏi nhiều khả năng sân khấu của nhà thơ, mà chúng ta mới mon men bắt chước thôi. Và dù khả năng trình diễn thơ ở nước ta còn rất mơ hồ, thì cũng hãy lấy sự hoan hỉ của Ngày Thơ Việt Nam để cổ vũ cho môn chơi hấp dẫn này, vì ít nhất khi nhà thơ lắc lư hay gào rú trên sàn diễn cũng giúp công chúng một lần thư giãn trong sự bất ngờ nằm ngoài bài thơ!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm