| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Cần gấp 100 tỷ chống hạn

Thứ Năm 01/07/2010 , 11:19 (GMT+7)

Nghệ An đang đề nghị Bộ NN- PTNT hỗ trợ thêm khoảng 100 tỷ đồng để phục vụ cho công tác chống hạn...

Ông Nguyễn Văn Lập, PGĐ Sở NN- PTNT Nghệ An cho biết: Nghệ An đã gieo cấy được 55.000 ha lúa hè thu và lúa mùa. Trong đó có 48.000 ha lúa hè thu (87,27% kế hoạch) và gần 7.000 ha lúa mùa (23,33% kế hoạch). Thế nhưng trên các trà lúa hè thu, lúa mùa đã gieo cấy hiện có 23.000 ha đang bị hạn hán đe dọa nghiêm trọng.

Trong đó có trên 10.000 ha bị hạn khá nặng nề và trên 4.000 ha lúa đã chết đứng trên ruộng. Diện tích mạ vụ mùa cũng bị vàng ố, khô héo trên ruộng lên tới hàng nghìn ha. Tình trạng hạn hán, nhiệt độ liên tục duy trì ở mức trên dưới 40 độ C kéo dài gần 35 ngày qua đã khiến hầu hết cây nông nghiệp lâu năm đều bị khô héo nên mạ non trên ruộng trông vàng úa. Đã thế khắp các huyện tình trạng sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu xuất hiện phá hoại khắp nơi làm người nông dân thêm khốn đốn...

Xuống 2 huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc chúng tôi không khỏi xót xa khi thấy những thửa ruộng lúa hè thu thẳng cánh cò bay ngay giữa vùng rốn ngập lũ của xã Hưng Châu, Hưng Nguyên đang úa vàng chờ chết. Những thửa ruộng còn đất có màu thâm đen thì lại bị sâu cuốn lá nhỏ tàn phá khiến ½ lá lúa bị bạc trắng đang phơi mình trước nắng nóng đang hun đốt. Ông Cao Danh Phú, PGĐ Cty Thuỷ lợi Nam Nghệ An cho biết: Cty đã làm hết mình để ép nước từ kênh Hoàng Cầm xuống trạm bơm Hưng Châu để cứu lúa nhưng đến nay đành bó tay ngồi chờ lúa chết vì dưới lòng kênh hiện không đủ nước cho trâu bò uống. Mấy ngày vừa qua, nước sông Lam từ thượng nguồn đổ về nhiều hợ nhưng vẫn thấp hơn thiết kế của hệ thống nước tự chảy Nam – Hưng – Nghi trên 1 mét nên không có nguồn nước tiếp tế cho các kênh dẫn nước về các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh được.

Nghệ An đang đề nghị Bộ NN- PTNT hỗ trợ thêm khoảng 100 tỷ đồng để giúp Nghệ An chống hạn. Trong đó có 45 tỷ đồng dùng để nạo vét kênh mương, 3 tỷ đồng để mua thêm 100 máy bơm dầu, 1,5 tỷ đồng mua dầu diezel, 2 tỷ đồng do định mức điện vượt 15 triệu kw, mua giống lúa, ngô cấp cho dân 24 tỷ đồng và 18 tỷ đồng hỗ trợ nước sinh hoạt cho dân.
Chúng tôi có mặt tại Trạm bơm Chợ Quán (xã Nghi Hoa, Nghi Lộc) nước dưới dòng kênh khá dồi dào nhưng trạm bơm vẫn phải nằm im. Ông Nguyễn Hữu Văn, Chi cục phó Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An cho biết: Trạm bơm Chợ Quán cách Bara Nam Đàn khoảng 40 km và các công ngăn mặn Nghi Quang 17km thế nhưng do nguồn nước ngọt từ đầu nguồn không có nên nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội địa. Tại Trạm bơm Chơ Quán, nhân viên trạm này lấy nước từ dưới lòng kênh lên đo độ mặn kết quả ngay tại đấy bể hút của trạm là 4/1000. Ông Văn cho biết thêm nếu mức độ nhiễm mặn dưới 1/1000 thì có thể bơm tưới cho lúa được, trên mức đó nếu bơm lên là lúa sẽ chết ngay lập tức. Điều tai hại là sau đó phải mất khoảng 4 - vụ rửa vẫn chưa hết mặn.

Đứng trước tình hình trên, Sở NN- PTNT đã chỉ đạo bà con sử dụng tiết kiệm nước. Mở hết các các cửa lấy nước tại Nam Đàn và cống Mụ Bà, huy động phương tiện và nhân công tập trung nạo vét các tuyến kênh, các bể hút để bơm lượng nước chết trong các lòng hồ đập lên cứu lúa; điều hành phân phối nước cho từng vùng một cách hợp lý: Toàn bộ các hệ thống thuỷ lợi phải tổ chức bơm luân phiên không để lúa chết. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó chỉ đạo các địa phương dùng các giống lúa ngắn ngày để gieo thẳng trở lại 4.000 ha lúa hè thu đã chết khi có nước. Bổ sung mạ cho 7.000 lúa mùa do mạ đã bị chết cho kịp thời vụ. Chuyển đổi tiếp 7.000 ha lúa mùa không đủ nước sang làm ngô thu đông.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm